Vai trò của tân Chủ tịch nước và xu hướng nhân sự cấp cao

Link Video: https://youtu.be/L3fSJfM33sk

Ngày 7/3, BBC Tiếng Việt đăng bài phỏng vấn Giáo sư Zachary Abuza, một chuyên gia chính trị và an ninh Đông Nam Á của Đại học National War College (Mỹ) về chuyển biến nhân sự mới nhất trong bộ máy chính trị ở Việt Nam, đặt biệt là vai trò của tân Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng.

Theo Giáo sư Abuza, kể từ năm 2016, sự thăng tiến trong sự nghiệp của ông Võ Văn Thưởng chủ yếu diễn ra trong bộ máy của Đảng Cộng sản Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực tuyên giáo – tư tưởng.

Giáo sư Abuza nói với BBC rằng, ông không chắc việc ông Thưởng trở thành tân Chủ tịch nước sẽ tạo nên sự thay đổi tức thì nào trong bất kỳ vấn đề gì. Chức vụ chủ tịch nước phần lớn mang tính chất nghi thức, được xem là yếu nhất trong ‘Tứ Trụ‘. Ông Thưởng lại không có kinh nghiệm trong lĩnh vực chính sách ngoại giao.

Chính sách ngoại giao của Việt Nam dựa trên hai động lực vốn không hề tương thích với nhau, đó là nhu cầu thu hút đầu tư nước ngoài, trong khi vẫn duy trì sự toàn trị của Đảng và ‘để mắt‘ đến nguy cơ xảy ra những cuộc cách mạng màu. Giáo sư không cho rằng có nhóm thân Trung Quốc hoặc thân Mỹ, tất cả các lãnh đạo đều theo đường hướng này.

Ông Nguyễn Phú Trọng sẽ kiên quyết chuẩn bị cho mọi tình huống có thể xảy ra tại Đại hội 14 tới đây. Ông Trọng sẽ không muốn lặp lại kỳ Đại hội 13, khi người thân tín của ông không được bầu, và những người đối nghịch với ông không bị thanh trừng.

Giáo sư đánh giá, ông Võ Văn Thưởng thân cận với ông Nguyễn Phú Trọng. Nhưng mặc dù được sinh ra ở miền Bắc, ông Thưởng lại được xem là người miền Nam, và chuyện một người miền Nam trở thành Tổng Bí thư là chưa từng có tiền lệ. Giáo sư cho rằng, ông Vương Đình Huệ, Chủ tịch Quốc hội, người cũng thân cận với ông Trọng, vẫn có khả năng trở thành Tổng Bí thư tiếp theo. Tuy nhiên, phương án này có thể thay đổi nếu Thủ tướng Phạm Minh Chính bị buộc phải từ chức… Trong trường hợp đó thì ông Huệ là người duy nhất có kinh nghiệm về kinh tế và chính sách đủ rộng để trấn an thị trường và các nhà đầu tư nước ngoài.

Giáo sư không chắc ông Trần Lưu Quang có đủ kinh nghiệm ở tầm vóc quốc gia để trở thành tân Thủ tướng vào thời điểm ngay lúc này hay không.

Giáo sư Abuza với BBC nói rằng, ông Nguyễn Phú Trọng đã sao chép cách thức ‘vũ khí hóa’ công cuộc chống tham nhũng nhằm loại trừ những đối thủ chính trị. Nạn tham nhũng là một vấn đề thật sự ở Việt Nam, đây là một nạn bệnh dịch trong giới lãnh đạo cấp cao. Thế nhưng tại sao có một số người bị nhắm tới, mà không phải là người khác?

Hình: Bài viết trên BBC

Trong khoảng từ năm 2016 đến 2021, theo Ngân hàng Thế giới (World Bank), GDP của Việt Nam đã tăng đến 42%. Nhưng năng lực điều tra và điều hành của Ngân hàng Nhà nước hay Bộ Công an Việt Nam lại không thể bắt kịp tốc độ phát triển của nền kinh tế. Họ không thể điều tra mọi hành vi tham nhũng, năng lực ngăn chặn thấp hơn ý muốn của Chính phủ.

Chiến dịch chống tham nhũng luôn nhằm vào các đối thủ chính trị cùng thân tín của những đối tượng này.

Giáo sư Abuza đánh giá, ngay lúc này đây đang bắt đầu có một số sự phản pháo nhắm tới ông Nguyễn Phú Trọng, ngoài ra, các cuộc điều tra chống tham nhũng cũng khiến hệ thống quản lý nhà nước bị ảnh hưởng. Việt Nam bị thiếu thuốc men điều trị vì Bộ Y tế bị điều tra.

Giáo sư Abuza tin rằng, kể từ Đại hội 12, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã bị báo động trước sự gia tăng quyền lực và thẩm quyền quyết định của giới kỹ trị trong Chính phủ. Khi nền kinh tế Việt Nam ngày càng tăng trưởng và trở nên phức tạp hơn, hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu, thì sự can thiệp của Đảng sẽ dần trở nên khó khăn hơn.

Ông Trọng đã cố gắng tái khẳng định sự kiểm soát của Đảng ở mọi cấp độ, động thái nhằm vào Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và Phạm Bình Minh là bằng chứng về điều này. Cả hai người, theo Giáo sư, đều không dính ‘vết nhơ’ cá nhân nào về tham nhũng, đều là những nhà kỹ trị có trình độ tốt, đóng vai trò cần thiết trong sự vươn lên của Việt Nam sau đại dịch Covid.

Nguồn chọn nhân sự chính trị cao cấp ở Việt Nam rất ít và hạn hẹp. Có 180 ủy viên Trung ương Đảng và khoảng 400 vị trí nhân sự ở các cấp tỉnh, bộ máy nhà nước, Đảng, quân đội có rút về, đưa vào các vị trí cao. Thế nhưng, những người này lại không phải là những bộ não thông minh nhất ở Việt Nam hay là những nhà kỹ trị tinh tế, giỏi giang.

Hoàng Anh – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Vì sao “Trùm làm án oan” Nguyễn Hòa Bình bị ông Tổng “hắt hủi”

>>> Được “bác Trọng” sủng ái, “nữ tướng” Trương Thị Mai cũng theo mẫu “1 mông 2 ghế”

>>> Cựu Tổng Mạnh “răng chắc sức bền” nhưng yếu, Tổng Trọng “y cà lếch” lại như voi

Nền kinh tế cần thoát sự phụ thuộc vào bất động sản để phát triển


Kasse animation 7.8.2023