Link Video: https://youtu.be/xZGilnsEiZY
Người Cộng sản thích gắn vào họ những cụm từ như “Cách mạng” hay “Nhân dân”. Cách mạng được hiểu là đổi mới mang tính đột phá, làm thay đổi nhân loại. Tuy nhiên, từ “Cách mạng” của Cộng sản dùng là với ý nghĩa chém giết kiểu Cộng sản, nó mang nghĩa bạo lực. Với người Cộng sản, từ “Cách mạng” đã bị biến tướng và bị hiểu sai một cách nghiêm trọng.
Và từ “nhân dân” cũng thế, chính quyền Cộng sản gắn từ “nhân dân” một cách bừa bãi vào tên các cơ quan của chính quyền, như Ủy ban Nhân dân, Hội đồng Nhân dân, Công an Nhân dân vv… tất cả chỉ để mị dân, bởi bên trong những cơ quan ấy, không hề có bóng dáng người dân.
Từ “cách mạng” vốn rất cao đẹp, nó là sự thay đổi tích cực theo hướng văn minh, nhưng khi người Cộng sản dùng từ “Cách mạng”, thì từ này nhuốm màu bạo lực hay những thứ bẩn thỉu gắn với những con người Cộng sản. “Chính quyền Cách mạng” là loại chính quyền lâm thời do người Cộng sản nắm quyền điều hành. Nó là chính quyền man rợ, hà khắc và không thượng tôn luật pháp. Một khi Cộng sản gán ai là “kẻ thù của Cách mạng”, thì họ cho họ cái quyền hành quyết hoặc trừ khử người đó, mà không cần công lý nào cả.
Đến nay, hòa bình đã 48 năm mà Đảng Cộng sản vẫn dùng từ “Cách mạng” để gắn vào lực lượng nhà báo phục vụ cho chế độ. Ngày “Báo chí Cách mạng” là ngày 21/6, nhưng từ trước đó cả tuần, chính quyền Cộng sản đã có những hoạt động rầm rộ chào mừng 98 ngày này.
“Báo chí Cách mạng” là mỹ từ, còn từ mô tả đúng vai trò của loại báo chí này là “báo chí nô bộc”, bởi nó chỉ làm công cụ cho chế độ, chứ không có chức năng nói sự thật để cho xã hội tốt hơn.
“Đạo đức Cách mạng” là cụm từ mà chính quyền Cộng sản dùng để chỉ một thứ đạo đức theo tiêu chuẩn Cộng sản. Không biết loại “đạo đức Cách mạng” có các tiêu chuẩn giống với ý nghĩa của từ “đạo đức” lâu nay của xã hội không? Tuy nhiên, thực tế cho thấy, hễ ai học tập “đạo đức Cách mạng” thì đều vô đạo đức. Họ tham lam ăn của dân không chừa thứ gì, họ thâm hiểm, và ác với dân.
Tất nhiên “nhà báo Cách mạng” thì cần phải có “đạo đức Cách mạng”. Những “nhà báo Cách mạng” mẫn cán vẫn luôn là người bảo vệ Đảng mù quáng, chứ không bảo vệ sự thật, bảo vệ lẽ phải. Rất nhiều bài báo viết bài chụp mũ những nhà bất đồng chính kiến là của những “nhà báo Cách mạng”.
Mới đây, cụ thể là ngày 18/6, trên báo Vietnamnet, nhà báo nữ tên là Lê Giang có bài viết “Một lần “đi quá giới hạn” với đồng nghiệp, tôi không muốn gần chồng nữa”. Đây là một bài báo thể hiện sự vô đạo đức của người đàn bà lẳng lơ. Bài báo lập tức bị cộng đồng mạng lên án mạnh mẽ, và tờ báo này đã cho rút bài sau đó.
Lê Giang là “nhà báo Cách mạng” là chắc chắn rồi, bởi nhà báo này làm việc cho một tờ báo nhà nước, loại báo chí bị đánh giá là báo chí nô bộc, nhưng họ tự xưng là “báo chí Cách mạng”. Nhà báo này sống lẳng lơ đấy là quyền của cô ta. Tuy nhiên cô này viết tư tưởng này lên trên tờ báo lớn, là hành động cổ vũ cho lối sống vô đạo đức này, rất nguy hiểm đối với xã hội.
Báo chí Việt Nam là báo chí nô bộc, nếu những nhà báo có lương tâm, thì hoặc không viết ủng hộ Đảng mà viết trung dung dù làm cho những tờ báo này, hoặc chọn cách rời bỏ tờ báo. Còn những nhà báo mà chấp nhận làm lính tiên phong cho Đảng trên mặt trận báo chí, thì người đó là những người bán rẻ lương tâm. Vì chỉ có những người bán rẻ lương tâm mới nhẫn tâm bẻ cong ngòi bút.
Báo chí Cách mạng, đạo đức Cách mạng là những cụm từ làm cho người ta ghê tởm. Người Cộng sản đã chiếm dụng từ “cách mạng” và biến nó thành những hình ảnh xấu xí như thế.
Quốc Nam – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Báo chí Cách mạng Việt Nam ngày càng bị kiểm soát chặt hơn
>>> Nguy cơ đối với người Thượng đang tị nạn tại Thái Lan
>>> Xã hội biết tiếp nhận chỉ trích mới có khả năng giải quyết vấn đề
>>> Lãnh đạo có tự hỏi, vì sao nông dân Thái lại giàu hơn nông dân Việt?
Bao giờ VinFast mới hòa vốn?