Giám đốc Công an Đắk Lắk kích động lính. “Chất rừng” trong một ông trưởng Công an tỉnh!

Tinh thần thượng tôn pháp luật là thực nhiệm nhiệm vụ, chỉ thế thôi. Bất kỳ ai phạm pháp thì lực lượng chấp pháp ra tay. Vụ tấn công 2 đồn Công an xã tại Đắk Lắk là một vụ vi phạm luật pháp, như bao vụ khác mà thôi. Công an tỉnh hay công an Bộ thì chức năng cũng là tìm kiếm những kẻ phạm pháp, để pháp luật xử lý. Dù bắt tội phạm nguy hiểm hay tội phạm không nguy hiểm, thì người Công an phải hiểu, đó là nhiệm vụ.

Người công an trong thời bình không thể đồng hóa với người lính trong thời chiến được. Người lính trong thời chiến thường được cấp chỉ huy lên tinh thần trước khi xung trận. Khi đánh giặc, nếu “ta” không diệt “địch”, thì “ta” sẽ bị “địch” diệt. Đấy là cuộc chiến một mất một còn. Còn việc truy lùng những người đã xả súng vào trụ sở Công an không phải diễn ra trong thời chiến, nên người chỉ huy không được phép kích động lính của mình. Phải để họ ý thức trách nhiệm và tinh thần thượng tôn pháp luật.

Sau vụ xả súng ngày 11/6, thì sau đó 4 ngày, Thiếu tướng Lê Vinh Quy, Giám đốc Công an tỉnh Đắk Lắk, đã có hành động kích động lính để truy sát bắt người. Ông Quy đã gửi thư đến toàn bộ lính của ông trong Sở Công an tỉnh Đắk Lắk, với lời lẽ rằng:

“Toàn thể cán bộ, chiến sĩ, biến đau thương thành hành động Cách mạng, truy bắt cho bằng được các đối tượng đã gây ra vụ dùng vũ khí tấn công trụ sở Ủy ban Nhân dân xã Ea Tiêu và Ea Ktur, huyện Cư Kuin”. Câu nói “biến đau thương thành hành động Cách mạng” là câu nói kích động, để binh lính của mình trả thù nhằm vào nhóm tội phạm bắn người kia.

“Hành động Cách mạng” theo ý nghĩa của người Cộng sản là tấn công và giết người, chứ nó hoàn toàn không phải bỏ cái cũ thay bằng cái mới tiến bộ vượt bậc, như ý nghĩa của từ “cách mạng”. Từ “cách mạng” của Cộng sản chính là bạo lực. “Bạo lực Cách mạng” chính là loại bạo lực do người Cộng sản tạo ra. Cho nên, sau khi kích động, Công an tỉnh Đắk Lắk mới tung quân vào bắt người vô tội vạ. Lực lượng tấn công được chính phía chính quyền xác định chỉ có 30 người, nhưng họ đã bắt giữ đến 62 người và còn đang tiếp tục lùng bắt.

Giám đốc Công an tỉnh Đắk Lắk dùng lời lẽ kích động lính

Chưa có một chính quyền nào thù địch với dân như chính quyền Cộng sản. Cho đến nay, đất nước không còn chiến tranh, nhân dân Việt Nam cũng không có ý định dùng bạo lực để lật đổ chính quyền Cộng sản. Tuy nhiên, trong Đảng, mà đặc biệt là trong ngành Công an, họ luôn cảnh giác rằng, việc người dân chỉ trích những sai trái chế độ, thì đó chính là “thế lực thù địch”. Hầu như những người bất đồng chính kiến với nhà nước Cộng sản đều là những người không có ý định lật đổ Cộng sản bằng bạo lực. Những người chỉ trích chính quyền, nếu là ở nước dân chủ, thì nhà nước chỉ xem họ là những người phản biện chính sách. Nếu sáng suốt thì Đảng Cộng sản phải hiểu rằng, đất nước cần những người như vậy để phát triển.

Miền Nam dân chủ đã thua miền Bắc Cộng sản vì bản chất “bạo lực Cách mạng” của Cộng sản. Chính vì họ thắng nhờ “bạo lực Cách mạng”, nên đến giờ Đảng Cộng sản vẫn dựa vào tư tưởng này để loại bỏ sạch những người phản biện. Với tư tưởng như vậy, thì chắc chắn một điều rằng, Việt Nam mãi mãi không có nhà nước pháp quyền, nếu Cộng sản còn nắm quyền cai trị.

Ngày trước, khi người Cộng sản còn nấp trong rừng, họ kích động những người lính vốn rất kém hiểu biết của họ rằng, Mỹ cướp nước Việt Nam, rằng họ cầm súng chống lại Mỹ “xâm lược” và “tay sai”. Cứ như thế, người lính miền Bắc dùng súng AK lia đạn vào đồng bào mình, với lòng hận thù nặng nề. Kết quả là Cộng sản chiến thắng.

Tưởng rằng sau 48 năm, câu chuyện về sự kích động ấy đã lùi vào dĩ vãng, nhưng không, nó vẫn còn đang tồn tại trong lực lượng công an, lực lượng mà chỉ biết “còn Đảng còn mình” và mặc kệ người dân.

Thu Phương  – Thoibao.de (Tổng hợp)

Link tham khảo:

https://nhandan.vn/giam-doc-cong-an-tinh-dak-lak-keu-goi-toan-the-can-bo-chien-si-bien-dau-thuong-thanh-hanh-dong-cach-mang-post757852.html

 

 

Kasse animation 7.8.2023