Nguyên nhân khiến triều cường thường xuyên lập đỉnh mới gây ngập lụt

Link Video: https://youtu.be/lwdd4oNn0lw

Ngày 17/10, báo Thanh Niên cảnh báo “Người dân thành phố Hồ Chí Minh chú ý phòng ngập nước vì triều cường đầu tháng 9 âm lịch”.

Theo đó, trong kỳ triều cường đầu tháng 9 âm lịch, hôm 16/10, một số khu vực trũng thấp ở thành phố Hồ Chí Minh, như: Trần Xuân Soạn (quận 7), khu Thanh Đa (quận Bình Thạnh)… tiếp tục bị ngập nước, người dân chật vật di chuyển ngay trong giờ tan tầm.

Thanh Niên dẫn số liệu của Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam bộ, ngày 17/10, mực nước tại các trạm vùng hạ lưu sông Sài Gòn – Đồng Nai lên chậm theo kỳ triều cường đầu tháng 9 âm lịch và duy trì ở mức cao.

Những năm gần đây, triều cường cùng với mưa lớn là hai nguyên nhân chính gây ra ngập, tắc nghẽn ở Sài Gòn. Trang VTC News vào năm 2019 đã có bài phân tích về nguyên nhân khiến triều cường phá vỡ kỷ lục, lập đỉnh liên tục.

VTC dẫn ý kiến của chuyên gia khí tượng Lê Thị Xuân Lan cho rằng, nguyên nhân sâu xa dẫn đến hiện tượng này, là tình trạng nền đất Nam Bộ nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đang bị sụt lún, do hệ quả của việc bê tông hóa và khai thác nước ngầm quá mức.

Ngoài ra, biến đổi khí hậu cũng là lý do khiến mực nước biển dâng lên đáng kể, song đây là kết quả của thời gian dài, chứ không ảnh hưởng trong một sớm một chiều.

Đồng quan điểm, VTC dẫn lời Giáo sư Nguyễn Ân Niên (Hội Khoa học Kỹ thuật thuỷ lợi thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng, vấn đề triều cường ở Sài Gòn nói riêng và Đồng bằng Sông Cửu Long nói chung, có nguyên nhân sâu xa từ biến đổi khí hậu. Hiện, trái đất bị “co lại” ở phần rắn, dẫn tới nước biển dâng lên cao.

Nhìn chung, khu vực Nam Bộ với đặc thù là vùng đồng bằng thấp, có hệ thống cửa sông lớn, nên mỗi khi có triều cường dễ bị nước biển lấn sâu vào.

Tương tự như triều cường lập kỷ lục, hiện tượng ngập lụt, sạt lở, hạn hán… cũng là những hiện tượng ở Đồng bằng sông Cửu Long chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ biến đổi khí hậu. Tôi nghĩ phải quan tâm đặc biệt đến vấn đề trị thuỷ thì mới chống chọi được các hiện tượng này“, ông Niên nói.

Hình: Bản tin trên báo Thanh Niên

VTC cũng dẫn quan điểm của Phó Giáo sư Tiến sĩ Lê Trung Chơn (Khoa Kỹ thuật Địa chất và Dầu khí, Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh), cho biết thêm, lực hút của Mặt Trăng, Mặt Trời lên Trái đất thay đổi, cũng ảnh hưởng đến đỉnh triều cường.

Ở góc nhìn khác, VTC dẫn ý kiến của Tiến sĩ Nguyễn Bách Phúc (Chủ tịch Hội tư vấn Khoa học Công nghệ và Quản lý thành phố Hồ Chí Minh) lại cho rằng, biến đổi khí hậu dù có tác động, nhưng không thể gây ảnh hưởng nhanh như vậy.

Theo ông Phúc, các vùng sình lầy ở quận 7, Nhà Bè vốn là những lá phổi, nơi thoát nước cho toàn thành phố, nhưng đã bị san lấp hết để xây dựng công trình nhà cửa.

Ngập nặng là do chúng ta đã làm chết những lá phổi này. Thành phố đã sai lầm khi cho đô thị hóa xuống vùng trũng thấp, đã lấp sạch cả vùng trữ nước nên thành phố ngày càng ngập. Bây giờ cứ đi chống ngập theo kiểu giật gấu vá vai thì có bao nhiêu tiền đi nữa cũng không thể nào hiệu quả được“, ông Phúc nói.

Không chỉ riêng Sài Gòn, hầu hết các thành phố lớn nhỏ ở Việt Nam hiện nay, dù ở đồng bằng, miền biển hay núi cao, đều rơi vào tình trạng ngập lụt khi có mưa lớn hay triều cường. Điều khó tin nhưng đã xảy ra, thành phố ở độ cao 1.500m so với mực nước biển như Đà Lạt nhưng vẫn bị ngập sâu, chỉ sau một trận mưa trong ngày 12/7 vừa qua. Hay như Sa Pa cũng ngập nặng vào tối 4/8 năm nay.

Nguyên nhân chính của tình trạng này là việc đô thị hóa quá nhanh, việc xây dựng bừa bãi, không có nghiên cứu, đánh giá tác động, trước khi lập các dự án bất động sản.

Hình: VTC phân tích nguyên nhân triều cường thường xuyên lập đỉnh mới trong những năm gần đây

Ý Nhi

>>> Vụ Việt Nam cài phần mềm gián điệp: Liên minh Châu Âu không chấp nhận

>>> Một trường Trung học Cơ sở vận động học sinh đi xem phim Đất rừng phương Nam

>>> Nghị định mới về quản lý, sử dụng internet là chiến dịch đàn áp tự do ngôn luận

>>> Kết luận đầy sạn của Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận đối với những nội dung tố cáo của các cầu thủ bóng đá

Phó Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường Ninh Bình thách thức dân

Kasse animation 7.8.2023