Thích Chân Quang sẽ ra sao khi bị truyền thông nhà nước tham gia đánh hội đồng?

Trong những ngày gần đây, mạng xã hội đang nổi sóng về câu chuyện ông Vương Tấn Việt, tức Thượng tọa Thích Chân Quang, bằng cách nào và vì sao, chỉ trong 2 năm sau khi tốt nghiệp Đại học hệ tại chức, đã có bằng tiến sĩ Luật của trường Đại học Luật Hà Nội.

Cụ thể, ông Vương Tấn Việt từ sau khi tốt nghiệp bằng cử nhân hệ tại chức, đến khi có được bằng tiến sĩ, chỉ mất vỏn vẹn chưa đến 2 năm. Trong khi thông thường, đối với sinh viên tốt nghiệp đại học loại giỏi, phải mất 2 năm học thạc sĩ, rồi mất thêm 4 năm làm nghiên cứu sinh, mới có thể lấy được bằng tiến sĩ.

Báo Tiền phong ngày 25/6 đưa tin, “Bộ Giáo dục hỏa tốc yêu cầu báo cáo việc Thượng tọa Thích Chân Quang làm tiến sĩ trong 2 năm”. Bản tin cho biết, Bộ Giáo dục Đào tạo vừa có công văn hỏa tốc gửi trường Đại học Luật Hà Nội, yêu cầu báo về quá trình tuyển sinh và đào tạo, đối với nghiên cứu sinh Vương Tấn Việt.

Bộ này cho biết, hiện nay, có nhiều thông tin trái chiều về việc tuyển sinh, đào tạo và cấp bằng tiến sĩ đối với ông Vương Tấn Việt tại trường Đại học Luật Hà Nội. Đề nghị nhà trường khẩn trương báo cáo cụ thể, chi tiết, về quá trình tuyển sinh, đào tạo tiến sĩ, và có minh chứng kèm theo, đối với hồ sơ của ông Việt.

Ban đầu, trước phản ứng của công luận, trường Đại học Luật Hà Nội đã tuyên bố, quá trình tuyển sinh, học tập, nghiên cứu và cấp bằng đối với ông Vương Tấn Việt, là đúng theo quy định. Theo lý giải của trường này, ông Việt tốt nghiệp Cử nhân Luật loại giỏi, nên đủ điều kiện học thẳng lên tiến sĩ. Ngoài ra, Đại học Luật Hà Nội còn cho rằng, ông Việt là tác giả 1 báo cáo khoa học quốc tế năm 2017, và có năng lực ngoại ngữ.

Thầy giáo Thái Hạo phản biện, ông Vương Tấn Việt sinh năm 1959, đến năm 1989 mới tốt nghiệp tốt nghiệp Phổ thông Trung học hệ Bổ túc Văn hóa, nghĩa là đã 30 tuổi. Đến năm 2019, nghĩa là 60 tuổi, mới thi lấy văn bằng 2 cử nhân Luật, hệ tại chức. Nghĩa là, ông Việt đi học rất muộn, và không rõ văn bằng 1 cử nhân của ông là gì?

Vậy mà, chỉ 2 năm sau khi tốt nghiệp đại học, vào năm 2021, ông Việt đã lấy được bằng tiến sĩ, cũng ở trường Đại học Luật Hà Nội.

Nhà giáo Thái Hạo còn cho biết thêm, cũng chỉ trong 2 năm này, ông Việt làm luôn 2 bằng là Thạc sĩ và Tiến sĩ. Song, oái oăm thay, thời gian này lại là lúc mà Đại dịch Covid 19 bùng phát, và hoành hành dữ dội, do đó, thật khó để lý giải về việc học hành của ông Việt.

Công luận thấy rằng, chuyện Vương Tấn Việt – Thích Chân Quang lấy được bằng Tiến sĩ, là câu chuyện điển hình cho thói háo danh ở Việt Nam. Một điều chắc chắn là, ông Việt không phải dùng việc học tập và nghiên cứu để lấy được bằng cấp.

Chuyện này không khác việc tuyệt đại đa số các lãnh đạo cấp cao Việt Nam đều có nhiều học hàm học vị, trong khi kiến thức thì trống rỗng. Đây cũng là câu chuyện để chứng minh cho một “chân lý” ở Việt Nam, “cái gì không mua được bằng tiền, thì có thể mua được bằng nhiều tiền”.

Khả năng rất cao, Thích Chân Quang đã chi rất nhiều tiền để mua bằng Tiến sĩ. Bởi đơn giản, một người học muộn, đến 30 tuổi mới tốt nghiệp cấp 3 hệ Bổ túc Văn hóa, rồi tốt nghiệp Cử nhân tại chức ở tuổi 59, thì chắc chắn, không thể là người học giỏi để được đặc cách.

Liên quan đến cú “đại nhảy vọt” này, báo Tuổi Trẻ ngày 25/6 có bài viết “2 năm làm xong tiến sĩ như thượng tọa Thích Chân Quang là “siêu phàm’”. Bài báo dẫn ý kiến của Phó Hiệu trưởng một trường đại học ở Sài Gòn, từng học thẳng từ cử nhân lên tiến sĩ, cho hay:

“Một số nghiên cứu sinh xuất sắc, với các bài báo quốc tế, có thể hoàn thành đúng tiến độ đào tạo trong 4 năm, được xem là rất siêu rồi. Bản thân tôi phải học hết thời gian đào tạo kéo dài cho phép theo quy định, mới tốt nghiệp tiến sĩ tới hơn 7 năm.”

Nhà báo Tâm Chánh – cựu Tổng Biên tập báo Sài Gòn Tiếp Thị, đã chua xót cảm thán:

“Chuyện không còn là một gã thầy tu háo danh, mà đã thành chuyện về nhân cách, tư cách của nhà khoa học, của người thầy, của bậc trí giả. Mà là chuyện cứt lộn lên đầu!”

Xin nhắc lại, ngày 19/6, Giáo hội Phật giáo đã công bố quyết định kỷ luật Thượng tọa Thích Chân Quang. Theo đó, sư Quang bị cấm không được thuyết giảng dưới mọi hình thức, trong thời gian 2 năm.

Mạng xã hội loan truyền các thông tin cho biết, ông Vương Tấn Việt, tức sư Thích Chân Quang, là cháu nội của cụ Phó Bảng Vương Sinh Huy, con trai của cụ Vương Chí Nghĩa – tức cháu ruột của ông Hồ Chí Minh./.

 

Trà My – Thoibao.de