Mọi sự chú ý về nhân vật kế nhiệm Tổng Bí thư đang đổ dồn vào Tô Lâm

Ngày 23/7, BBC có bài phân tích “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua đời: Tại sao ông Tô Lâm là ứng viên kế nhiệm hàng đầu?”

Theo đó, Tổng Trọng qua đời giữa nhiệm kỳ, ai sẽ kế nhiệm? Nhiều chú ý đang đổ dồn vào Chủ tịch nước Tô Lâm.

BBC dẫn đánh giá của Giáo sư Alexander L Vuving, từ Mỹ, rằng, ông Tô Lâm “đang đứng trước cơ hội lớn nhất” để kế nhiệm ông Trọng.

BBC cũng dẫn nhận định của ông David Hutt, nhà nghiên cứu từ Viện Trung Âu về Nghiên cứu châu Á (CEIAS), chung quan điểm rằng: “Ông Tô Lâm dường như là một sự thay thế”.

“Nhưng từ giờ tới đó, nhiều diễn biến có thể xảy ra… điều này phụ thuộc vào việc ông Tô Lâm có thể giữ đủ đồng minh hay không” – ông Hutt nói.

BBC dẫn tiếp nhận định của Giáo sư Zachary Abuza, từ Mỹ, nói rằng, trên thực tế, ông Tô Lâm sẽ đóng vai trò như quyền Tổng Bí thư.

“Việc Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Thứ trưởng Bộ Công an, giữ chức Chánh Văn phòng Trung ương Đảng giúp củng cố sức mạnh của ông Tô Lâm, thế nên ông ta đang ở một vị trí rất mạnh để kế nhiệm ông Trọng trong lâu dài.”

“Tôi nghĩ, thông báo của Bộ Chính trị gần như cho thấy, có sự đồng thuận về việc ông Tô Lâm sẽ chính thức trở thành Tổng Bí thư vào Đại hội 14, và họ chỉ đang đẩy nhanh quy trình này trong thời kỳ xảy ra bất ổn chính trị chưa từng có.”

BBC dẫn bài viết ngày 19/7 trên trang Asia Sentinel của ông David Brown, một cựu quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ có nhiều năm kinh nghiệm tại Việt Nam, cho rằng:

“Hiện chỉ còn một người có khả năng ngáng đường ông Tô Lâm trở thành Tổng Bí thư, đó là Thủ tướng Phạm Minh Chính.”

“Hiện chỉ còn một người có khả năng ngáng đường ông Tô Lâm trở thành Tổng Bí thư, đó là Thủ tướng Phạm Minh Chính.”

BBC cho biết, tới thời điểm Đại hội 14, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường cũng đã làm trọn một nhiệm kỳ Bộ Chính trị, tức thỏa mãn Quy định 214 cho chức danh Tổng Bí thư.

Giáo sư Carl Thayer nhận định:

“Tổng Bí thư, hoặc người đang giữ quyền Tổng Bí thư, phải đề cử người kế nhiệm. Tình hình hiện tại không rõ ràng.”

Giáo sư Carl Thayer đánh giá, ông Tô Lâm sẽ phải “học nhiều” để có kinh nghiệm, nếu muốn trở thành Tổng Bí thư.

Ở vị trí Bộ trưởng (Công an), ông Tô Lâm có quyền lực trực tiếp. Ông không cần phải kêu gọi sự đồng thuận.”

Quy tắc hoạt động của Bộ Chính trị “là công tác xây dựng sự đồng thuận mà ông ấy phải học hỏi, bởi vì hồi còn làm Bộ trưởng Công an, ông ấy chỉ việc ban mệnh lệnh xuống.”

“Nhưng bây giờ ông Tô Lâm phải hoạt động như một phần của một tập thể. Ông ấy đã và đang ở trong tập thể đó, nhưng (trước khi làm Chủ tịch nước thì) chưa từng ở trong “Tứ Trụ”. Vì vậy, đây sẽ là một bài học kinh nghiệm cho ông Tô Lâm trong thời gian hơn một năm tới.”

Bên cạnh đó, Giáo sư Zachary Abuza cho rằng, việc ông Tô Lâm có thể kiêm nhiệm 2 chức vụ Tổng Bí thư và Chủ tịch nước sau Đại hội 14, là một khả năng.

Ông Tô Lâm sẽ là một lãnh đạo “mang tính thực dụng” hơn ông Trọng. Vì với xuất thân trong ngành công an, ông không phải là một nhà tư tưởng Cộng sản, và sẽ nhấn mạnh đến sự phát triển kinh tế của Việt Nam để duy trì “tính chính danh” của Đảng đối với người dân.

Giáo sư Alexander L Vuving có chung quan điểm, khi cho rằng:

“Ông Nguyễn Phú Trọng là một người đi dây lão luyện, nhưng cũng là một nhà tư tưởng Cộng sản.”

“Không giống ông Trọng, ông Tô Lâm là một người theo chủ nghĩa thực dụng. Ông Tô Lâm sẽ tiếp tục “chiến dịch đốt lò”, nếu điều đó trao cho ông ấy một công cụ chính trị uy quyền hơn. Ông Tô Lâm sẽ tiếp tục “ngoại giao cây tre”, cho đến khi nào bối cảnh quốc tế mang đến lý do thuyết phục, khiến ông thay đổi cách tiếp cận đó.”

“Phát triển kinh tế là một trong những ưu tiên của ông Tô Lâm, nhưng chỉ đóng vai trò phụ trợ trong nhu cầu củng cố quyền lực của mình.”

 

Xuân Hưng – thoibao.de