Liệu Chung “con” có được Tô Lâm ưu ái, trả tự do trước thời hạn hay không?

Việc Tổng Bí thư Tô Lâm chủ động đề nghị rút khỏi chức vụ Chủ tịch nước, như đồn đoán, được đánh giá là điều hợp lý. Với lý do, ông Tô Lâm chưa đủ bề dày kinh nghiệm cần thiết, để có thể nắm quyền lực tuyệt đối trong Đảng.

Hơn thế nữa, nhìn vào lịch trình làm việc dày đặc của ông Tô Lâm, trên 2 cương vị đứng đầu Đảng và Nhà nước, trong thời gian gần đây, người ta thấy, ông chỉ có họp và họp. Do vậy, việc ông chỉ giữ một chức vụ Tổng Bí thư, là điều hoàn toàn hợp lý.

Tối 29/8, Chủ tịch nước Tô Lâm và phu nhân chủ trì “Lễ kỷ niệm 79 năm Ngày Quốc khánh Việt Nam”. Cùng dự buổi lễ có cựu Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, cùng các nguyên chủ tịch quốc hội, các nguyên thường trực ban bí thư.

Giới quan sát đánh giá, vị trí ngồi của các lãnh đạo khiến người ta nghĩ đến bộ tứ 3+1, khi ông Dũng ngồi ở vị trí trung tâm nhất, cùng 3 nhân vật Tứ trụ.

Một điều đáng chú ý là sự vắng mặt của cựu Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Dường như, ông Tư Sang trong thời gian gần đây, đã vắng mặt thường xuyên trong các sự kiện chính trị quan trọng. Nhiều ý kiến lo ngại, ông Tư Sang – nhân vật có biệt danh là “Tư Sang nham hiểm”, liệu có đang bày mưu tính kế, với hy vọng lật ngược thế cờ hay không?

Bên cạnh đó là sự xuất hiện của cựu Thường trực Ban Bí thư, cựu Bộ trưởng Công an Lê Hồng Anh, bên cạnh cựu Thủ tướng Ba Dũng, giữa tin đồn liên quan đến “tin mừng” đối với cựu Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung – người được cho là con nuôi của ông Lê Hồng Anh.

Báo Tiền Phong ngày 29/8 đưa tin, “Cựu Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung hoàn tất nghĩa vụ thi hành án dân sự”. Bản tin cho biết, Cục Thi hành án Dân sự Hà Nội thông báo, ông Chung đã hoàn tất việc thi hành án, liên quan trong vụ án “thổi giá” cây xanh. Ông Chung đã bồi thường và nộp án phí tổng cộng hơn 25 tỷ đồng.

Đáng chú ý, báo Tiền Phong nhấn mạnh, điều này có thể là một yếu tố để xem xét giảm án trong tương lai. Phải chăng, đây là dấu hiệu về một “tin mừng” đối với ông Nguyễn Đức Chung?

Một câu hỏi khác được dư luận đặt ra là, liệu ông Đinh La Thăng có được Tổng Bí thư Tô Lâm và cựu Thủ tướng Ba Dũng giải cứu hay không?

Trên mạng xã hội, có nhiều ý kiến ủng hộ và cho rằng, với quyền lực của ông Tô Lâm, và trách nhiệm của ông Ba Dũng, hy vọng, ông Đinh La Thăng sẽ được xem xét, để tiến tới được đặc cách ân xá, tương tự ông Chu Ngọc Anh – một đệ tử của Tổng Bí thư Trọng.

Tuy nhiên, theo giới thạo tin, ông Tô Lâm sẽ không tán thành đề xuất kể trên, với lý do, người ký bản Kết luận Điều tra đối với ông Đinh La Thăng chính là ông Nguyễn Duy Ngọc, nay là Chánh Văn phòng Trung ương Đảng. Đổi lại, trường hợp Nguyễn Đức Chung – cựu Chủ tịch Hà Nội, sẽ được xem xét thay.

Cũng như ông Đinh La Thăng, ông Nguyễn Đức Chung đang thi hành án tù 13 năm 6 tháng, và chưa chấp hành đủ 1/2 bản án. Tuy nhiên, với cái gọi là “trường hợp đặc biệt” hay trường hợp ngoại lệ, một loại “bảo bối” của Tổng Bí thư Trọng, thì người có quyền lực cao nhất hiện nay là ông Tô Lâm có thể làm được tất cả.

Xin nhắc lại, theo giới thạo tin, Chung “con” là con nuôi của ông Lê Hồng Anh – một người bạn vào sinh ra tử với ông Ba Dũng. Đây là viễn kiến của ông Ba Dũng, nhằm để đàn em của mình có thể quay trở lại, ông Dũng đã chấp nhận “nín thở để qua sông”.

Liệu ông Nguyễn Đức Chung có được Tổng Bí thư Tô Lâm “ưu ái”, xem việc này như món quà để cảm ơn Đại tướng Út Anh – cựu Bộ trưởng Công an, hay không?

Chúng ta hãy chờ xem.

 

Trà My – Thoibao.de