Phải chăng Tổng Bí thư Tô Lâm tháo lui trước áp lực của phe quân đội và Trung Quốc có vai trò gì?

Ngày 3/9, truyền thông quốc tế đồng loạt đưa tin về sự kiện, Tổng thống Philippines đã sửa lại lời cảm ơn Việt Nam đã được đăng trên các mạng xã hội trước đó. Được biết, ông Ferdinand Marcos Jr. đã viết một status cảm ơn Việt Nam ủng hộ Manila, về phán quyết ở Biển Đông.

Ngày 30/8, ông Marcos Jr. đã viết:

“Chúng tôi cảm ơn Việt Nam về sự ủng hộ đối với phán quyết của Tòa Trọng tài.”

Dòng thông điệp này được đăng ngay sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phan Văn Giang đến chào xã giao Tổng thống Philippines.

Thay vào đó, dòng thông điệp mới được sửa là:

“Cùng nhau, chúng ta duy trì cam kết thực hiện các giải pháp hòa bình, giảm leo thang căng thẳng, và đảm bảo pháp quyền, và một trật tự quốc tế, dựa trên luật pháp được thăng hoa trong khu vực của chúng ta.”

Sự thay đổi thông điệp của Tổng thống Philippines, liên quan đến việc Tòa Trọng tài Quốc tế đã ban hành phán quyết, đối với vụ Philippines kiện Trung Quốc về Biển Đông, ngày 12/7/2016.

Theo giới quan sát quốc tế, trong bối cảnh Philippines đang thắt chặt quan hệ đồng minh với Mỹ, việc Tổng thống Philippines viết lời cảm ơn Chính phủ Việt Nam, đã “ủng hộ phán quyết của Tòa Trọng tài Quốc tế”, là một sự kiện hết sức quan trọng.

Theo thông điệp ban đầu của Tổng thống Philippines, phía Việt Nam đã “hoan nghênh” phán quyết vừa kể, và “ủng hộ mạnh mẽ” việc giải quyết tranh chấp trên Biển Đông, bằng biện pháp hòa bình.

Tuy nhiên, trên thực tế Hà Nội chưa bao giờ lên tiếng chính thức ủng hộ hay không ủng hộ phán quyết nêu trên của Tòa Trọng tài quốc tế, mặc dù các phát ngôn của Việt Nam từ trước đến nay đều hàm ý ủng hộ phán quyết này.

Giáo sư Carlyle Thayer đặt vấn đề, “không rõ, bên Việt Nam có đưa ra bất kỳ yêu cầu nào, liên quan đến việc thay đổi nội dung từ Marcos không?”.

Theo giới quan sát quốc tế, Việt Nam đã rất cẩn thận, để không bị xem là nhập phe với bất kỳ quốc gia nào chống lại Trung Quốc, nên việc Việt Nam có yêu cầu thay đổi nội dung là hoàn toàn có căn cứ.

Hơn nữa, trong cuộc họp với Tổng thống Marcos, Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang vẫn khẳng định, Việt Nam đang theo đuổi chính sách quốc phòng “4 không – Four No”.

Đáng chú ý, kết thúc chuyến thăm của tướng Giang tới Manila, hai bên vẫn chưa ký được một thỏa thuận nào ngoài một Ý định thư về tăng cường hợp tác trong hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ ngoài biển, y tế quân đội.

Việc Tổng thống Philippines phải thay đổi nội dung thông điệp, có liên quan gì đến bối cảnh đấu đá quyết liệt trong nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam hay không, khi Tô Lâm vẫn chưa nắm được quyền lực tuyệt đối?

Hơn nữa, một số ý kiến cho rằng, trong các Ban Đảng, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường đã và đang chỉ đạo Tướng Nguyễn Trọng Nghĩa – Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, sử dụng hết công suất của Kênh truyền hình Quốc phòng Việt Nam – Cơ quan ngôn luận của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, để phản ánh quan điểm chính thức của lãnh đạo lực lượng quân đội.

Có những đồn đoán cho rằng, ban lãnh đạo Bắc Kinh đang giật dây cho đám tay chân thân Trung Quốc trong Đảng, để đảo ngược tình thế, và hạ bệ Tổng Bí thư Tô Lâm, trước Đại hội 14.

Phe quân đội được cho là muốn khẳng định rằng, trung tâm quyền lực chính trị Việt Nam thuộc về quân đội, chứ không phải do công an kiểm soát và thao túng như hiện nay.

Có một số đồn đoán cho rằng, sự trỗi dậy của các tướng lĩnh quân đội, đặc biệt là Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa – Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, bằng việc sử dụng lực lượng dư luận viên, đã buộc Tổng Bí thư Tô Lâm phải chấp nhận lui bước.

Theo đó, trước áp lực của phe Quân đội, Tổng Bí thư Tô Lâm được cho là, không những chủ động rời ghế Chủ tịch nước, để nhường lại cho phe quân đội, mà còn âm thầm điều chỉnh lại những tuyên bố tích cực, sau chuyến thăm Philippines của Đại tướng Phan Văn Giang.

Không phải vô cớ mà có những đánh giá cho rằng, Tô Lâm có làm Tổng Bí thư tại Đại hội 14 hay không, là điều khó đoán trước.

 

Trà My – Thoibao.de