Vì sao Tổng Bí thư Tô Lâm cần cảnh giác việc “cõng rắn, cắn gà nhà” từ phe bảo thủ trong Đảng?

Một số phân tích cho rằng, trong chuyến công cán của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đến Mỹ, những phản ứng của Quân đội Trung Quốc cho thấy, Ban lãnh đạo Bắc Kinh không hài lòng với ông Tô Lâm.

Không chỉ là vấn đề Bộ Tư lệnh Tên lửa của Quân đội Trung Quốc đã cho phóng hỏa tiễn xuyên lục địa, về hướng Hoa Kỳ, trước cuộc hội đàm giữa Chủ tịch Tô Lâm và Tổng thống Joe Biden, trong ngày 25/9.

Mới nhất, truyền thông quốc tế đưa tin, ngày 28/9, Quân đội Trung Quốc đã tổ chức tập trận trên vùng biển và vùng trời gần Bãi cạn Scarborough ở Biển Đông. Theo Bộ Quốc phòng Trung Quốc, một số quốc gia bên ngoài khu vực đang “gây rối” trên Biển Đông, và gây bất ổn trong khu vực.

Theo giới quan sát quốc tế, có thể hiểu, những tuyên bố nói trên của Trung Quốc là nhằm vào các quốc gia có liên quan đến tranh chấp ở Biển Đông, trong đó có Việt Nam và Philippines.

Phản ứng như vừa kể của chính quyền Bắc Kinh, liệu có liên quan đến chuyến đi Mỹ vừa qua của ông Tô Lâm hay không? Và có hay không hành động “cõng rắn, cắn gà nhà” của phe bảo thủ trong nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam?

Xin nhắc lại, ngày 26/5, Bộ Công an dưới sự chỉ đạo của ông Tô Lâm, đã lên kế hoạch “tảo thanh” đối với phe Nghệ An – Hà Tĩnh. Theo một số suy đoán, khi đó, phe Nghệ An không chịu thúc thủ chờ chết, do đó Chủ tịch tỉnh Nghệ An Nguyễn Đức Trung đã dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao của tỉnh này, sang thăm và làm việc tại Trung Quốc.

Ngay sau đó, tàu Hải Dương Địa Chất 26 của Trung Quốc đã đột ngột xuất hiện, “khảo sát” trái phép trong khu vực Vịnh Bắc Bộ, thuộc chủ quyền của Việt Nam. Theo một số ý kiến, dường như đó là chỉ dấu cho thấy, “Bắc Kinh đang cố lên dây cót tinh thần cho những thế lực nào đó trong Ban lãnh đạo Việt Nam”.

Tại sao lại xảy ra hiện tượng bất bình thường như vậy? Điều đó có liên quan gì đến những tuyên bố công khai mới đây, của Tổng Bí thư Tô Lâm, liên quan đến vấn đề cải cách kinh tế và thể chế chính trị của Việt Nam hay không? Việc củng cố quyền lực quá nhanh của ông Tô Lâm, có thể đã làm phật lòng một bộ phận không nhỏ trong Đảng, đặc biệt là những người thuộc thành phần bảo thủ, kiên định với Chủ nghĩa Xã hội, cũng như sự lãnh đạo tập thể.

Ngược dòng thời gian, cách đây không lâu, trước Hội nghị Trung ương bất thường ngày 3/8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng “suy tôn” ông Tô Lâm làm Tổng Bí thư, với tỷ lệ đồng thuận 100%. Chắc chắn, không ai nghĩ, một “trùm” an ninh mật vụ, cựu Bộ trưởng Bộ Công an, lại trở thành một nhân vật cải cách.

Sau khi Tổng Bí thư Trọng qua đời và ông Tô Lâm trở thành người kế nhiệm, nội bộ Đảng đã rối, ngày càng rối hơn. Bởi tầm và cỡ của ông Tô Lâm được cho là không đủ sức để thuyết phục các phe nhóm, đặc biệt là đối với phe “bảo thủ” trong hệ thống quyền lực do ông Nguyễn Phú Trọng để lại.

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm chắc chắn không phải là sự lựa chọn của Tổng Bí thư Trọng. Ông được đánh giá là một nhân vật thực dụng, thích chủ nghĩa tư bản và hưởng thụ, khác hẳn với ông Nguyễn Phú Trọng.

Bộ trưởng Công an Tô Lâm khi đó đã loại bỏ các ứng viên là người thân cận, do chính ông Trọng lựa chọn. Đó là lý do, chỉ trong vòng 3 tháng liên tiếp, các nhân vật như Võ Văn Thưởng, Vương Đình Huệ, và Trương Thị Mai – người được đánh giá là “trong sạch” nhất trong Đảng, cũng phải ra đi vì tội danh tham nhũng.

Sự kế thừa của ông Tô Lâm không phải một sự tiếp nối, và quyền lực của ông không được lãnh đạo cao cấp trong Đảng “tâm phục, khẩu phục”.

Ông Tô Lâm cần phải cảnh giác việc “cõng rắn, cắn gà nhà” từ phe bảo thủ trong Đảng. Nhất là đã có các suy đoán rằng, Bắc Kinh đang tổ chức và giật dây đám tay chân “bảo thủ”, còn rất đông trong Đảng, để hạ bệ Tổng Bí thư Tô Lâm.

 

Trà My – Thoibao.de