Ngoài việc báo cho cảnh sát và Bộ Ngoại giao Đức biết Bùi Thanh Hiếu mất tích, chúng tôi còn báo tin cho nhà điêu khắc nổi tiếng Walter Sachs, người đã nổ lực tìm đủ mọi cách để đưa Hiếu Gió sang Đức định cư cách đây hơn 10 năm. Hy vọng một lần nữa, với danh tiếng và nhiệt tình của mình, ông sẽ giúp Hiếu Gió được trở về Đức.
Nhân đây kể lại nhân duyên Người Buôn Gió được đến Đức định cư.
Xuất phát từ buổi đọc văn và thơ tại Berlin hồi tháng 11/2010, nằm trong chương trình giao lưu văn hóa Việt-Đức, được tổ chức bởi Hiệp hội văn hóa Đức Literaturwerkstatt tại Berlin.
Hiệp hội này mời Blogger Bùi Thanh Hiếu, nhà thơ Bùi Chát và nhà văn Võ Thị Hảo sang Berlin đọc văn và thơ. Tối hôm đó (ngày 24-11-2010), nhà Văn Phạm Thị Hoài, lúc đó đã định cư ở Đức, là MC dẫn chương trình, bà đã giới thiệu các nét đặc trưng của các tác giả đến từ Việt Nam. Sau đó, mỗi người đọc một tác phẩm của mình bằng tiếng Việt và ban tổ chức có sắp xếp người Đức đọc bản dịch tiếng Đức.
Người Buôn Gió đọc tác phẩm “Nhật ký trong … trại giam”, kể về 9 ngày bị bắt tạm giam hồi năm 2009. Tựa đề của bản dịch tiếng Đức là “Notizen aus der Untersuchungshaft des Bloggers Wind Trader” (Ghi chép từ trại tạm giam của Blogger Người Buôn Gió).
Bản dịch này sau đó đến tay ông Walter Sachs, một nhà điêu khắc lớn ở thành phố Weimar, miền Đông nước Đức. Nhiều tác phẩm lớn của ông được đặt ở các nơi công cộng trong thành phố này. Ông Sachs đọc xong, rất ấn tượng với tác phẩm này và những gì tác giả đã trải nghiệm trong nhà tù ở Việt Nam. Ông Sachs đồng cảm vì ông ấy từng sống trong chế độ cộng sản Đông Đức trước đây và cũng đã va chạm nhiều với an ninh Đông Đức.
Kể từ đấy, ông Sachs nổ lực tìm mọi cách đưa Người Buôn Gió thoát khỏi chế độ CSVN để sang Đức định cư. Ông Sachs có quan hệ rất tốt với Thị trưởng TP. Weimar lúc bấy giờ là ông Peter Kleine, nên ông ấy nhờ ông Thị trưởng Weimar mời Bùi Thanh Hiếu sang Đức theo chương trình cấp học bỗng Friedl Dicker để sáng tác. Đây là học bỗng của TP. Weimar nằm trong chương trình “Nhà văn lưu vong” của Trung tâm Văn bút Đức (PEN Đức).
Lần đầu mời sang Đức không thành công, nhà cầm quyền Việt Nam cấm Người Buôn Gió xuất cảnh. Nhưng ông Sachs không buông tay đầu hàng, mặc dù ông Thị trưởng TP. Weimar thấy là không còn hy vọng gì nữa. Sau đó, ông Sachs đưa bản dịch “Nhật ký trong … trại giam” cho ông Thị trưởng đọc. Thế là ông Thị trưởng lại tiếp tục theo đuổi công việc mời. Và ngày 17-4-2013 Người Buôn Gió đặt chân đến nước Đức.
Bức ảnh này được ghi chú bằng tiếng Đức và được dịch như sau:
Thị trưởng TP. Weimar ông Peter Kleine (bên phải), nhà điêu khắc Walter Sachs (bên trái) thuộc Hội “Thành phố Weimar – nơi nương tựa” và Vũ Quốc Dụng (phía trước bên trái) thuộc Tổ chức Nhân quyền Quốc tế (IGFM) tiếp đón nhà văn Bùi Thanh Hiếu tại cơ quan chính quyền thành phố.
Ông Bùi Thanh Hiếu được nhận học bổng Friedl Dicker là một trong những nhà bảo vệ nhân quyền nổi bật nhất ở Việt Nam và ngày càng gặp rắc rối với cơ quan an ninh nhà nước Việt Nam vì sự dấn thân của mình. Nhà văn và Blogger Người Buôn Gió đã thuật lại những trải nghiệm trong tù của mình trong những truyện ngắn mà có nhiều tiếng vang ở Việt Nam. Bùi Thanh Hiếu sẽ sống ở TP. Weimar trong sáu tháng và ghi lại những trải nghiệm cũng như quan sát của mình trong các bài viết cho một dự án xuất bản sách [đó là cuốn sách “Từ Phất Lộc đến Weimar”].
Hiếu Bá Linh (Tổng hợp)
>> Hà Nội vào thu đối với vợ chồng Nguyễn Xuân Phúc
>> Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang đi thăm và làm việc tại Đức nhằm đưa bà Nhàn trở về nước
>>Tân Đại tướng Lương Tam Quang sắp tổ chức đại tiệc “vinh quy bái tổ”
>>“Thái tử Bộ Công an” Đại tá Nguyễn Minh Phương là ai?
>> Chuyện kỳ lạ: Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Lâm được quy hoạch vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng
>> Bộ trưởng Lương Tam Quang gặp rắc rối tại sân bay trong chuyến thăm Nga vừa qua