Ngày 3/8/2024, Chủ tịch nước Tô Lâm chính thức được bầu giữ cương vị Tổng Bí thư. Ngay lập tức, người đứng đầu của Đảng Cộng sản Việt Nam tuyên bố chủ trương đưa Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới.
Một số đông người Việt hy vọng ông Tô Lâm sẽ cải cách, và bỏ thể chế chính trị theo con đường Xã hội Chủ nghĩa, để đi theo xu thế văn minh tiến bộ của loài người.
Tuy nhiên, việc để Việt Nam từ bỏ con đường con đường Chủ nghĩa Xã hội để phát triển theo mô hình Tư bản là điều bất khả thi, nhất là đối với một nhà nước lấy chủ thuyết cộng sản làm nền tảng tư tưởng.
Vấn đề đặt ra là Nhà nước Việt Nam sẽ lựa chọn để phát triển theo mô hình nào? Theo mô hình ở Trung Quốc dưới thời ông Tập Cận Bình, hay mô hình dân chủ “độc đoán” như nước Nga của Tổng thống Putin?
Theo giới quan sát, về mặt lý thuyết, hiện nay Việt Nam đang hướng tới mô hình “Nhà nước kiến tạo phát triển”, đã thành công ở một số quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Tuy nhiên, việc triển khai mô hình này tại Việt Nam đang đối mặt với quá nhiều các rào cản nên khó có thể thành công.
Gần đây, trên mạng xã hội đã xuất hiện các ý kiến suy đoán rằng, cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang nỗ lực đưa con trai của ông là Nguyễn Thanh Nghị vào chức Thủ tướng, con trai út Nguyễn Minh Triết vào bệ phóng cho chức vụ Tổng Bí thư.
Theo giới phân tích quốc tế, dường như ông Nguyễn Tấn Dũng đang đi theo những nước cờ của cựu Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã thực hiện trước đây. Với một loạt các động thái nhằm củng cố quyền lực, tạo nên một đế chế gia đình trị rõ rệt.
Một số ý kiến cho rằng điều này có thể làm suy yếu tiến trình dân chủ, và củng cố sự kiểm soát của một gia đình đối với quyền lực nhà nước. Tuy nhiên, có những quan điểm cho rằng, duy trì chế độ gia đình trị đã giúp đảm bảo sự ổn định chính trị, đặc biệt trong bối cảnh Campuchia đang phát triển và hội nhập.
Vẫn theo giới phân tích quốc tế, cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, trong giai đoạn từ năm 2006 đến 2016, có xu hướng tập trung quyền lực và toan tính thiết lập chế độ gia đình trị.
Tuy nhiên, trong cuộc đua vào ghế Tổng Bí thư tại Đại hội Đảng 12, ông Nguyễn Tấn Dũng đã thất bại trước chủ trương “Ai làm Tổng Bí thư cũng được, nhưng không phải là 3 Dũng” từ Bắc Kinh.
Một trong những lý do để đảm bảo sự thắng lợi trong việc duy trì quyền lực độc tôn của mình, ông Nguyễn Tấn Dũng, và tay chân đang nỗ lực theo đuổi mô hình gia đình trị tương tự như ông Hun Sen ở Campuchia.
Đây là lý do, đã xuất hiện những đồn đoán rằng cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang nỗ lực đưa con trai cả Nguyễn Thanh Nghị, vào vị trí Thủ tướng, đồng thời chuẩn bị cho con trai út Nguyễn Minh Triết, đảm nhận chức vụ Tổng Bí thư.
Giới thạo tin khẳng định, ông Tô Lâm trên danh nghĩa là Tổng Bí thư của Đảng, nhưng thực chất về mặt quyền lực thì Tô Lâm chỉ là một con cờ trong tay của “Thái Thượng Hoàng” 3 Dũng.
Được biết, ban lãnh đạo Trung Nam Hải rất ủng hộ ông Nguyễn Tấn Dũng theo mô hình này. Đây chính là lý do, sau chuyến thăm Campuchia của ông Tô Lâm vào trung tuần tháng 7/2024, dự án kênh đào Phù Nam của Hunsen đã bị dừng cấp vốn vô thời hạn.
Trong khi đó, ông Tập Cận Bình và Ban lãnh đạo Bắc Kinh vẫn tiếp tục “đâm bị thóc, chọc bị gạo”, để tiếp tục làm gia tăng các mâu thuẫn trong nội bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Mục tiêu 3 Dũng là hướng lãnh đạo Việt Nam phải đi theo con đường của “bác” Hunsen đã chọn. Đây là giải pháp “win – win”. Như vậy, tất cả các bên cũng sẽ nằm gọn trong sự thao túng của Ban lãnh đạo Trung Quốc.
Trà My – Thoibao.de