Vì sao Lương Cường có thể là “ngòi nổ” cho một biến động chính trị trước ĐH14?

Trái với các đánh giá cho rằng Chủ tịch Nước Lương Cường đang suy giảm nhanh chóng về mặt quyền lực. Trong những ngày gần đây, ông Lương Cường liên tiếp xuất hiện trong các hoạt động công khai cấp nhà nước.

Cụ thể như, ngày 26/3/2025 tham dự Lễ kỷ niệm ngày thành lập Lực lượng dân quân tự vệ; và ngày 28/3 chủ trì lễ đón tiếp Tổng Thống Brazil thăm Việt Nam cấp nhà nước.

Sự hiện diện này có thể được xem là một thông điệp mạnh mẽ, nhằm củng cố vị thế và ảnh hưởng của ông Lương Cường trong hệ thống chính trị Việt Nam.

Trong bối cảnh, chỉ còn khoảng 9 tháng, Đại hội Đảng lần thứ 14 sẽ khai mạc, theo giới quan sát, trước thềm Đại hội, Tổng Bí thư Tô Lâm đang đối mặt với nhiều thách thức trong nội bộ đáng kể.

Đó là, sự mâu thuẫn và cạnh tranh quyền lực giữa các phe nhóm trong đảng, đặc biệt là giữa các phe Nghệ An và Hà tĩnh, cũng như nhóm các tướng lĩnh lãnh đạo vấn đề chính trị tư tưởng trong Quân đội. Đây vốn là các hậu cứ chính trị quan trọng hàng đầu của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Theo đó, Tổng Bí thư Tô Lâm, và phe cánh Bộ Công An nếu không xử lý khéo léo, thì sự bất mãn này có thể lan rộng, ảnh hưởng đến kết quả của Đại hội Đảng lần thứ 14. ​Bất kể việc Tổng Bí thư được cho là đang kiểm soát tốt tình hình trong đảng. 

Nhưng, ông Tô Lâm vẫn có không ít các trở ngại và các thách thức đáng kể. Đầu năm 2026, khi Đại hội 14 khai mạc ông Tô Lâm sẽ bước sang tuổi 69 – là độ tuổi đã vượt quá tuổi theo quy định. 

Đây là điều sẽ hạn chế tham vọng tái cử của ông Tô Lâm tại Đại hội 14. Do đó, Tổng Bí thư Tô Lâm cần tìm kiếm  sự ủng hộ từ đa số Ban Chấp hành Trung ương để có thể giành suất trường hợp “đặc biệt” và được tái cử là một thách thức không nhỏ.

Theo giới phân tích, tại thời điểm hiện nay, Tổng Bí thư Tô Lâm ngoài việc tiếp tục phải củng cố quyền lực, nhưng quan trọng hơn cần xây dựng mối quan hệ thân thiện hơn với các phe cánh khác trong đảng. 

Đặc biệt là giới tướng lĩnh trong Quân đội, nơi dù trên cương vị Bí thư Quân ủy Trung ương, nhưng ông Tô Lâm vẫn chưa thực sự kiểm soát được toàn diện. Kể cả mối quan hệ với Chủ tịch Nước Lương Cường.

Sự khác biệt trong quan điểm chính trị giữa Tổng Bí thư Tô Lâm và ông Lương Cường là vấn đề cần phải hết sức coi trọng. Đặc biệt, với các cáo buộc liên quan đến việc ông Tô Lâm đã và đang bằng mọi cách để đưa những người thân tín vào các vị trí có ảnh hưởng. Cũng như việc sử dụng bộ máy An ninh để loại bỏ các đối thủ chính trị của mình. 

Đây và vấn đề trọng tâm nhất trong cuộc cạnh tranh quyền lực giữa hai phe phái trong nội bộ Đảng. Với một bên được cho là phe cải cách do ông Tô Lâm làm đại diện, và một bên là liên minh “bảo thủ” thân Bắc Kinh của đa số các lãnh đạo cấp cao trung thành với Chủ nghĩa Xã hội do ông Lương Cường dẫn dắt. 

Đây là lý do vì sao, trong thời gian gần đây đã xuất hiện các đánh giá cho rằng, ông Lương Cường quyết định “lộ diện” sớm để đối đầu với Tổng Bí thư Tô Lâm, nhằm phá vòng vây. 

Với mục đích, Chủ tịch Nước Lương Cường muốn khẳng định vị thế và quyền lực của mình, trước những động thái “chèn ép” quá mức trước đó của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Theo giới thạo tin, Chủ tịch nước Lương Cường được đánh giá là có mối quan hệ thân thiết với Trung Quốc. Trước khi được bầu làm Chủ tịch Nước, ông Lương Cường đã có chuyến thăm Bắc kinh “bất bình thường” từ ngày 9 đến 12/10/2024, theo lời mời của ông Tập Cận Bình. 

Theo các nguồn thạo tin khẳng định, ông Cường nhằm tìm kiếm sự hậu thuẫn từ Bắc Kinh để củng cố quyền lực. ​Đáng chú ý, ngay sau đó, ngày 12/10, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đã sang thăm chính thức Hà nội. 

Sự trùng hợp này được cho là sự thể hiện có chủ ý, và thể hiện sự tác động của Trung Quốc đối với chính trị Việt Nam. ​Thậm chí, có đồn đoán cho rằng, sắp tới đây nếu Chủ tịch Tập Cận Bình nghỉ hưu người thay thế có khả năng cao là ông Lý Cường. 

Có những suy đoán cho rằng Bắc Kinh sẽ sử dụng mối quan hệ “đặc biệt” này để tăng cường khả năng ảnh hưởng của Trung quốc đối với chính trị hệ thống chính trị của Việt Nam.

Thậm chí, ông Lương Cường được đánh giá có thể là “ngòi nổ” cho một biến động chính trị bất ngờ có thể xảy ra.

Trà My – Thoibao.de