Vì sao Tô Lâm cho Bộ Công an thâu tóm các Doanh nghiệp tư nhân có lợi nhuận lớn?

Bộ Công an đang có kế hoạch nắm giữ đa số cổ phần tại FPT Telecom, một Doanh nghiệp tư nhân cung cấp internet lớn của Việt Nam. Đây, là một phần trong nỗ lực được cho là tăng cường an ninh mạng của quốc gia.

Theo kế hoạch, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước, sẽ chuyển nhượng cổ phần của mình tại FPT Telecom cho Bộ Công an. 

Năm 2024, Bộ này đã nắm quyền kiểm soát Công ty Viễn thông MobiFone, là doanh nghiệp nhà nước cũng với lý do tương tự. Điều đó đã khiến cho các công ty công nghệ nước ngoài lo ngại.

Việc Bộ Công an Việt Nam nắm giữ đa số cổ phần tại các Công ty Viễn thông như vừa kể, đã cho thấy vai trò và ảnh hưởng ngày càng lớn của Bộ Công an trong việc kiểm soát và ổn định chính trị.

Dưới thời Tổng Bí thư Tô Lâm, Bộ Công an đang ngày càng mở rộng vai trò, không chỉ trong lĩnh vực an ninh – trật tự, mà còn thâm nhập mạnh vào kinh tế, truyền thông, và công nghệ. 

Việc các lực lượng Công an – Quân đội làm kinh tế và nắm giữ các Doanh nghiệp Nhà nước lớn là điều không mới. Nhưng đến nay đã diễn ra công khai, quy mô lớn hơn, đã phản ánh sự chuyển dịch quyền lực giữa các nhóm lợi ích trong hệ thống chính quyền ở Việt nam. 

Khi Bộ Công an, một cơ quan thực thi pháp luật nay kiêm điều hành doanh nghiệp kinh doanh, sẽ dẫn đến xung đột lợi ích, thiếu minh bạch, thậm chí lạm quyền. Điều này làm dấy lên lo ngại về sự suy giảm vai trò của kinh tế tư nhân.

Đây là điểm mâu thuẫn lớn giữa chủ trương phát triển kinh tế tư nhân vừa được Đảng Cộng sản Việt Nam xác định là “động lực quan trọng của nền kinh tế”. Theo Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2021–2030. Điều này có thể tạo tiền lệ nguy hiểm: nếu doanh nghiệp tư nhân nào phát triển mạnh, có lợi nhuận lớn, thì sẽ bị nhà nước “thâu tóm” bằng nhiều cách. 

Dưới thời Tổng Bí thư Tô Lâm, Bộ Công an đang không ngừng mở rộng và với tay đến các doanh nghiệp, ngân hàng, viễn thông… Nhằm củng cố thế lực chính trị, kiểm soát thông tin, và tạo nguồn lực nội bộ.

Điều này, đã phản ánh sự thiếu nhất quán giữa chính sách và hành động của nhà nước Việt nam và nguy cơ triệt tiêu, cũng như gây lo ngại cho khu vực Kinh tế tư nhân.

Hồng Lĩnh – Thoibao.de