Tại sao Tổng BT Tô Lâm có quan điểm Đối ngoại “quay ngoắt” 180 độ tại Lễ diễu binh 30/4? 

Lễ diễu binh kỷ niệm 50 năm ngày Thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) tại Việt Nam là một sự kiện mang ý nghĩa lịch sử trọng đại. Theo đó, sự kiện này đã khẳng định sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc để đưa quốc gia vào một giai đoạn mới.

Tuy nhiên, sự kiện này cũng làm dấy lên những luồng dư luận, đặc biệt về những điều được cho là sự “nghịch lý” trong quan điểm của các lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. 

Theo giới quan sát, các ngôn từ trong diễn văn của Tổng Bí thư Tô Lâm, hay phát biểu cảm xúc của một cựu tướng lĩnh, cũng như sự ít ỏi của đoàn khách quốc tế hết sức hạn chế. Đặc biệt, là những chỉ trích của công luận về chất lượng truyền hình trực tiếp của VTV.

Điều đó, đã vô tình bến lễ diễu binh trở thành một lăng kính để nhìn vào những góc khuất trong sự thống nhất tư tưởng của nội bộ Đảng Cộng sản Việt nam. Đây đã được coi là biểu hiện của mâu thuẫn nội bộ giữa các phe phái trong đảng, giữa sự lựa chọn hòa giải hay hận thù.

Một trong những điểm nhấn gây chú ý trong lễ kỷ niệm là cách sử dụng ngôn từ của Tổng Bí thư Tô Lâm trong diễn văn khai mạc. Trái với cụm từ quen thuộc mà gần đây, ông Tô Lâm đã chọn các thuật ngữ mang tính “hòa giải” như “chiến tranh ở Việt Nam” hay “cuộc chiến ở Việt Nam”. 

Thì bài diễn văn của ông Tô Lâm trong Lễ kỷ niệm ngày 30/4, đã thực sự gây thất vọng cho công luận. Theo đó, với lời lẽ hung hăng và thiếu tính ngoại giao, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhiều lần dùng cụm từ “đế quốc Mỹ” trong bối cảnh Hoa kỳ đã và đang là đối tác chiến lược toàn diện của Việt Nam.

Cụ thể, Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu: “Đế quốc Mỹ đã nhanh chóng thế chân thực dân Pháp can thiệp vào Việt Nam, thực hiện âm mưu chia cắt nước ta, biến miền Nam nước ta thành thuộc địa kiểu mới”. 

Đây, không chỉ là một sự thay đổi “nghiêm trọng” về ngôn từ mà còn là một thông điệp mang tính “quay xe” hoàn toàn trái ngược với với tham vọng đưa đất nước vào “kỷ nguyên mới”, theo xu hướng tiến bộ của các nước phương Tây và Hoa kỳ như ông Tô Lâm trước đây đã từng nhấn mạnh.

Hơn thế nữa, ngay sau diễn văn của Tổng Bí thư, là phát biểu của Thiếu tướng Trần Ngọc Thổ, nguyên Tham mưu trưởng Quân khu 7, đã sử dụng ngôn ngữ mạnh mẽ, được mô tả là “đầy hận thù” với nước Mỹ. Cũng như, thắng lợi của ngày 30/4/1975 là thành quả của Tổng Bí thư Lê Duẩn nhưng không một ai dám nhắc đến vì lo ngại Bắc kinh.

Điều đó, ngay lập tức thu hút sự chú ý của dư luận xã hội, làm dấy lên nhiều câu hỏi về sự thiếu thống nhất trong lập trường về chính sách Đối ngoại của Tổng Bí thư Tô Lâm và Đảng Cộng sản Việt nam.

Theo giới phân tích Quốc tế, sự khác biệt này có thể là hệ quả của mâu thuẫn “sâu sắc” trong nội bộ của đảng. Ông Tô Lâm, với vai trò lãnh đạo cao nhất, đã bị bắt buộc phải truyền tải một thông điệp “hận thù” thiếu tính ngoại giao và đoàn kết, hướng tới công luận trong và ngoài nước. 

Sự tham gia quá ít ỏi của các đoàn khách quốc tế cấp cao tham dự cũng là điều hết sức lo ngại. Ngoài sự hiện diện của các đoàn đại biểu cấp cao từ Lào, Campuchia, Cuba, Belarus, và Trung Quốc. Thì sự vắng mặt của các cường quốc như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Nga hay các nước G7 đã làm dấy lên những ý kiến cho rằng sự kiện thiếu sức hút quốc tế. 

Một số bình luận của báo chí quốc tế, thậm chí đã mô tả đây là dấu hiệu của sự cô lập, và sự thiếu hiệu quả của chính sách đối ngoại hiện nay của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Trong bối cảnh, phe Quân đội đã và đang nỗ lực phô trương thanh thế để trở lại với tham vọng giành lại vị thế trung tâm trong hệ thống chính trị ở Việt nam. Cộng với sự liên minh của phe “bảo thủ” thân Bắc Kinh ở trong đảng, với sự yểm trợ không dấu diếm của Trung Nam Hải. Điều đó, đã đẩy Tổng Bí thư Tô Lâm và phe cánh Bộ Công An vào vị thế phòng thủ, thay vì chiếm thế thượng phong như trước đây. 

Lễ diễu binh kỷ niệm 50 năm ngày 30/4 đã cho thấy rõ hơn bao giờ hết những tương quan quyền lực ngầm bên trong hệ thống chính trị Việt Nam tại thời điểm hiện nay.

Trà My – Thoibao.de