Ngày 28/7, Hội Nghị Trung ương 12 diễn ra. Đây là Hội nghị có tính chất vội vã, nó được triệu tập sớm hơn gần 3 tháng so với kế hoạch đề ra. Có vẻ như ở Trung ương đang tranh thủ chia phần sau 3 Tháng đấu đá nhau trên thượng tầng.
Lần Hội nghị Trung ương 11, phe Tô Lâm không tiến thêm bước nào nhưng phe Phan Văn Giang lại tiến thêm một bước vững chắc. Số Ủy viên Bộ Chính trị của Hưng Yên vẫn giữ lại con số 3 sau Đại hội 14, trong khi đó, phe Phan Văn Giang thắng lớn khi Nguyễn Tân Cương được chọn là 1 trong 6 gương mặt mới trong Bộ Chính trị. Với bản chốt danh sách sơ bộ như thế, hết 90% Nguyễn Tân Cương sẽ là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng giúp Phan Văn Giang củng cố sức mạnh.
Trước Hội nghị Trung ương không lâu, Tô Lâm đã đẩy Trịnh Văn Quyết lên hàng Đại tướng như là một giải pháp muốn tạo ra một đối thủ đáng gườm đối với Nguyễn Tân Cương trên đường đua vào ghế Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Và bản thân Nguyễn Tân Cương cũng không giấu tham vọng khi sớm liên kết với Tô Lâm tạo thành liên minh vững chắc. Nhờ đó Trịnh Văn Quyết được “đứng trên 2 chân”, một chân trong Bộ Quốc phòng và một chân trong Ban bí thư.
Trịnh Văn Quyết hiện nay được cho là đang kết hợp với Nguyễn Duy Ngọc-một cánh tay đắc lực của Tô Lâm nhằm thọc sâu vào Bộ Quốc phòng. Hiện nay Tô Lâm đang có Trịnh Văn Quyết, Hoàng Xuân Chiến và Nguyễn Hồng Thái như là lực lượng “nội ứng” của Tô Lâm trong Bộ Quốc Phòng. Với vai trò trưởng Đoàn kiểm tra 1913, Nguyễn Duy Ngọc được xem là lực lượng ngoại ứng của nhóm tướng dưới quyền Tô Lâm. Vừa trong ứng, vừa ngoại hợp, liệu Nguyễn Duy Ngọc có tìm được yếu điểm của Nguyễn Tân Cương hay không?
Ngoài Trịnh Văn Quyết lên Đại tướng, Nguyễn Hồng Thái-một tướng quân đội người Hưng Yên cũng đã được Tô Lâm vội vã đẩy lên hàm Thượng tướng. Như vậy, hiện nay một mình Nguyễn Tân Cương đang chống lại 3 tướng thân Tô Lâm trong cuộc chiến tranh giành ghế Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Giữa bộ ba Nguyễn Hồng Thái-Hoàng Xuân Chiến-Trịnh Văn Quyết và Nguyễn Tân Cương là cuộc chiến 3 đánh 1. Tuy nhiên, chưa chắc gì 3 người có thể thắng 1 người. Có vẻ như Nguyễn Tân Cương trôin hơn 3 người kia. Cuộc chiến này như “Tam anh chiến Lữ Bố” trong truyện Tam Quốc.
Tuy 3 chọi 1 nhưng Nguyễn Tân Cương trội hơn, bởi Nguyễn Tân Cương đang có lợi thế là đã có tên trong danh sách Ủy viên Bộ Chính trị nhiệm kỳ tới. Hiện nay, cửa vào Bộ Chính trị cho 3 tướng thuộc phe Tô Lâm gần như đã khép. Mà không vào được Bộ Chính trị xem như bị loại khỏi cuộc cạnh tranh vào ghế bộ trưởng.
Hội nghị Trung ương 12 là cơ hội cuối cùng để 1 trong 3 tướng được cơ cấu vào Bộ Chính trị. Tuy nhiên, cơ hội này rất thấp. Rất có thể sau Hội nghị Trung ương lần thứ 12 này, 3 tướng thân Tô Lâm sẽ “buông súng đầu hàng”, bởi đến Hội nghị lần này mà không có cơ hội thì chẳng còn cơ hội nào nữa.
Hiện nay Lương Tam Quang đang bắt bớ điên cuồng như là cách làm lung lay tình thần các nhóm lợi ích khác, nhưng có lẽ nó chẳng ảnh hưởng mấy đến nhóm của Phan Văn Giang. Cuộc chiến giữa 2 phe lớn Tô Lâm-Phan Văn Giang gần như đã định hình. Trung Ương Đảng rất có thể sẽ là sự chia chác với nhau chứ không thể là của một mình nhóm Hưng Yên.
Rất có thể vào Tháng 10, các vị trí chủ chốt sẽ được thay thế chứ không cần đến Đại Hội chính thức. Rất khó để phe Tô Lâm mạnh hơn, và cũng rất khó để phe Phan Văn Giang thất thế. Có thể, sau Hội nghị Trung ương lần thứ 12 này, vũ đài chính trị chỉ còn lại 2 đối thủ đáng xem, đó là Phan Văn Giang và Tô Lâm. Còn những nhóm còn lại chấp nhận yếu hơn, hoặc liên minh liên kết với một trong 2 hoặc là ẩn mình chờ thời.
Trần Chương-Thoibao.de