Ngày 19/7, các tờ báo quốc doanh đồng loạt đưa thông tin về Nguyễn Xuân Phúc, Vương Đình Huệ và Võ Văn Thưởng bị cách hết các chức vụ trong Đảng, thì ngay sau đó các tờ báo đồng loạt rút bài. Đây không phải là trường hợp hiếm gặp. Rất nhiều trường hợp báo chí đăng rồi lại gỡ. Nguyên nhân là vì sao?
Những thông tin chính trị như thế này, các tờ báo quốc doanh không bao giờ dám tùy tiện đăng mà phải có mệnh lệnh. Đặc biệt là các tờ báo nhà nước đồng loạt đăng lên là dấu hiệu cho thấy có sự chỉ đạo của Ban tuyên giáo bởi vì dấu hiệu nhất quán của nó.
Tuy nhiên, việc rút các bài viết khỏi trang tin tức cũng cho thấy có sự chỉ đạo. Và sự chỉ đạo ấy cũng từ Ban Tuyên giáo chứ không nơi nào khác. Bởi báo chí nhà nước thực chất nó là báo chí nô bộc, nó chỉ nói khi được cho phép, đặc biệt là tin tức về hậu quả của những trận đấu đá cung đình thì họ càng phải biết sợ.
Việc xuất hiện 2 mệnh lệnh trái ngược nhau từ Ban tuyên giáo chỉ đạo xuống khiến cho báo chí thay đổi như công tắc điện. Điều này cho thấy, ngay cả ở thượng tầng, Ban Tuyên giáo cũng không thống nhất. Có thể họ chia phe ngay trong Ban tuyên giáo và cũng có thể chính họ cũng không biết nghe ai khi mà trên thượng tầng mạnh mạnh ai nấy chỉ đạo, miễn sao có lợi cho phe mình.
Nguyễn Xuân Phúc, Vương Đình Huệ và Võ Văn Thưởng bị cách hết các chức vụ trong Đảng là một tín hiệu, nó sẽ là tín hiệu răn đe đối với những thế lực khác. Tô Lâm đang cố cho người dân thấy rằng, ông sẽ ra tay với bất kỳ ai, bất kể đó là thành phần Tứ trụ về hưu nhưng thế lực khác lại không muốn Tô Lâm tỏ ra lạm quyền.
Việc thể biểu lộ sức mạnh trên báo chí thông qua các hình thức xử lý nặng các đối thủ cũng cũng là một cách cho thành phần bên dưới biết rằng, ai mới là kẻ mạnh nhất hiện nay. Muốn thức thời thì phải phò người Hưng Yên, và muốn an toàn thì phải thể hiện là một tay sai đắc lực cho nhóm Hưng Yên.
Báo chí có nhiệm vụ chung là mị dân, ca tụng Đảng và lãnh tụ. Ngoài nhiệm vụ ấy, họ còn có nhiệm vụ là phải mở miệng thế nào để không phải đắc tội với các thế lực Trung ương. Trong bối cảnh các bên đánh nhau không khoan nhượng mỏi thì rất khó để báo chí có thể làm vừa lòng tất cả các phe. Làm nghề báo dưới chế độ Cộng sản bây giờ như làm dâu trăm họ.
Trước đây trong Đảng Cộng Sản thường thống nhất cao, báo chí đưa tin không phải suy đắn đo suy nghĩ nhiều, miễn có lệnh là lên báo. Thế nhưng, khoảng chừng 3 nhiệm kỳ gần nhất, sự thống nhất ấy không còn nữa. Bởi ngay ở Trung ương, có quá nhiều phe nhiều nhóm, mà phe nào cũng muốn dùng báo chí để thể hiện quyền lực ngầm của nhóm mình. Có nhiều tờ báo lỡ nghe bên này sau đó bị bên kia trừng phạt và có khi cho đóng cửa cả tờ báo.
Nếu nói ở xứ dân chủ, báo chí là quyền lực. Thậm chí nó còn được ví như quyền lực thứ tư bên cạnh 3 quyền lực lớn của nhà nước là quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, thì báo chí Việt Nam thì rất thảm hại, nó chịu thân phận nô bộc, trung ương bảo gì thì nói đó. Thậm chí khi vâng lệnh mà bị trừng phạt oan nó cũng không dám lên tiếng bảo vệ chính mình.
Báo chí nô bộc là loại báo chí sợ quyền lực. Mà quyền lực chính trị trong xã hội này giờ đây nó lại phục vụ lợi ích nhóm. Chính vì vậy mới có hiện tượng báo chí phục vụ Vingroup vô điều kiện như nó phục vụ Đảng Cộng Sản. Nguyên nhân là doanh nghiệp sân sau là nơi mà các quan chức thượng tầng đang dùng quyền lực để chăm bón.
Vì thân phận nô bộc, cho nên với những tin tức chính trị, báo chí ngoài quốc doanh mới có chỗ đứng vững chắc trong lòng đọc giả Việt Nam. Nguyên nhân là, chẳng ai muốn tin những kẻ nô bộc mô tả về ông chủ của mình, nó sẽ không trung thực.
Hoàng Phúc-Thoibao.de