Link Video: https://youtu.be/tv5vDBGIxCY
Ngày 4/1/2022, Chính phủ Việt Nam thừa nhận vi phạm của Công ty cổ phần công nghệ Việt Á là vụ việc vi phạm pháp luật nghiêm trọng, lợi dụng dịch bệnh COVID-19 để trục lợi.
Vụ án đã được Ban Chỉ đạo Trung ương phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đưa vào diện Ban Chỉ đạo theo dõi.
Tác giả Hoàng Thành nhận định rằng đại án Việt Á đang thách thức tính chính danh của chế độ trong bài bình luận trên VOA Tiếng Việt như sau:
Với bức ảnh được truyền thông trong nước đăng tải sáng 4/1/2022, “Bộ Tứ” dắt tay nhau trước ông kính các nhà báo như muốn tuyên bố trước quốc dân đồng bào rằng, “Việt Á” vẫn chưa thể đánh “nốc – ao” (knock out) được tính chính danh của chế độ.
Chiều 4/1, tiếp tục chương trình làm việc của Kỳ họp bất thường lần thứ nhất của Quốc hội, Chủ tịch Phúc chỉ đề nghị bổ sung nhóm giải pháp làm tăng hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước, bảo đảm thu ngân sách nhà nước bền vững hơn; tăng tính minh bạch, công bằng, tăng vai trò điều tiết công cụ thuế.
“Cần có một hệ thống giải pháp chứ không phải chỉ ‘tung’ tiền ra mà không có biện pháp quản lý sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng trong thực hiện chính sách tài khóa, tiền tệ”, Chủ tịch nước nhấn mạnh. Như vậy, trong ngày đầu tiên, chưa thấy ai trong “Bộ Tứ” nói bất cứ điều gì tới “Việt Á” cả.
Trước đó, ngày 3/1/2022, theo TS. Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam (VESS), toàn bộ chi tiết liên quan đến vụ đại án Việt Á đang sục sôi trong dân chúng từ Bắc vô Nam, đã diễn ra qua các bước cụ thể sau đây:
- Việc hình thành các chính sách hạn chế nhập khẩu các bộ kit từ nước ngoài, nhằm chuẩn bị thị trường độc quyền cho sản phẩm.
- Việc hình thành đề tài nghiên cứu cấp nhà nước, với nguồn vốn lớn từ ngân sách, do các cơ quan chính thống trong ngành y đồng tham dự, để tăng tính chính danh cho sản phẩm.
- Việc các bộ và cơ quan chuyên môn cùng đồng loạt công bố thông tin về chất lượng sản phẩm (mà hiện nay đã bị phanh phui là sai) để xây dựng tính chính danh cho sản phẩm.
- Đồng thời tạo dự luận và nâng cao tinh thần dân tộc, sử dụng sản phẩm tự chế của người Việt, thậm chí trao Huân chương Lao động cho đơn vị tạo ra sản phẩm.
- Việc ban hành các quy định yêu cầu xét nghiệm trên quy mô rộng, trong thời hạn ngắn, để việc bắt buộc phải sử dụng sản phẩm trên quy mô và thời gian tương ứng.
Theo dõi các đại án tham nhũng trong 20 năm qua, gây thiệt hại nhiều chục ngàn tỷ, ta thấy chúng “ăn không chừa thứ gì” và vẫn qua mặt hệ thống luật pháp đã có sẵn.
Kẻ tham nhũng đã trục lợi thông qua quá trình thực thi hệ thống pháp luật đó, nhưng trên thực tế chúng đã từng bước “chuyển hoá” hệ thống theo ý mình.
Tất nhiên, “Việt Á” là điểm ngoặt, là “bước nhảy vọt về chất” của quá trình trục lợi từ tài sản của nhà nước và dân chúng.
Theo Giám đốc VESS, đây là sự lũng đoạn công khai đối với toàn bộ hệ thống Đảng, Nhà nước và Chính quyền (Chủ tịch nước kiêm Tổng Bí thứ tặng Huân chương “rởm”).
Điều khác biệt lớn nhất so với các đại án trước đây là “mối chúa” đã liều lĩnh đứng ra kết nối các khâu trong quá trình hoạch định chính sách và hình thành nên các quy định pháp luật.
Trên cơ sở đó, hệ thống quy định ấy được thực thi dưới lớp vỏ “chính danh” và “hợp pháp”, đem lại lợi nhuận kếch xù cho những kẻ lũng đoạn từ trung ương đến 63 tỉnh thành.
Tất nhiên, nhận định này chỉ là có công “chỉ mặt đặt tên” thôi, còn cái Đảng/Chính phủ/Nhà nước nầy đã bị lũng đoạn từ rất lâu rồi.
Tuy nhiên, có điều kỳ lạ là mặc dù trước đây, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã có tuyên bố mạnh mẽ về đại án “Việt Á”, nhưng tại bài phát biểu khai mạc kỳ họp bất thường lần thứ nhất sáng 4/1, ông cũng chỉ đề cập đến việc xử lý Việt Á như một trong những sai phạm, tiêu cực trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 nói chung.
Để xử lý nghiêm đại án “Việt Á” đã lừa toàn xã hội phải hành động nhanh và quyết liệt.
Tuy quá trình điều tra vụ “Việt Á” còn đang tiếp diễn và mở rộng, nhưng ngay từ bây giờ đã có thể rút ra được các bài học: Thứ nhất là, Việt Á không thể một mình dắt voi qua rào nếu không có hậu thuẫn của các Bộ liên quan.
Thứ hai là, nhóm lợi ích về y – dược dù mạnh đến đâu cũng không dễ thao túng được chính sách, nếu không có lỗ hổng do thể chế lỗi thời.
Thứ ba là, “Việt Á” và các quan chức suy thoái không dễ gì lừa toàn xã hội nếu Quốc Hội và báo chí làm tốt vai trò giám sát quyền lực.
Thứ tư là, sự móc nối giữa các nhóm mafia không dễ qua mặt được nhân dân nếu dân trí cao và có xã hội dân sự mạnh.
Cả bốn bài học này cho thấy, điểm tắc nghẽn lớn nhất là ý thức hệ và thể chế lỗi thời đang ngăn cản quá trình đổi mới vòng hai, làm cho đổi mới nửa vời và thiếu đột phá, chỉ nặng về hình thức mà thiếu thực chất.
Nói cách khác, quá trình đổi mới bị các nhóm lợi ích thân hữu thao túng và vô hiệu hóa trong thời kỳ quá độ kéo dài vô hạn.
Muốn dẹp được các sân sau như “VN Pharma” hay “Việt Á”, phải đổi mới thể chế toàn diện và triệt để.
“Việt Á” và các quan chức suy thoái đã lừa toàn xã hội, theo cựu đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc, vì vai trò giám sát quyền lực của Quốc hội và báo chí bị vô hiệu hóa bởi các nhóm lợi ích độc quyền đang thao túng thể chế.
Các bài học sẽ rút mãi không hết, nếu… “đảng quyền” không được thay thế bằng “pháp quyền”.
Trên FB cá nhân, nhà báo Nguyễn Thông bình luận đưa ra bình luận:
“Từ vụ kit test Việt Á bị phanh phui, lộ ra những điều khủng khiếp. Không chỉ chuyện chúng câu kết, móc ngoặc ăn chia, làm ăn gian dối, hối lộ tham nhũng tràn lan, dính chùm từ trên xuống dưới, địa bàn tiêu cực mở rộng khắp nước, đồng tiền nhơ bẩn làm băng hoại cả hệ thống cai trị… mà còn phải kể đến những đau khổ tột cùng người dân gánh chịu, xã hội bị chao đảo, cuộc sống bị đẩy đến chân tường…
Suốt nửa cuối năm 2021, nhất là từ tháng 6 tới tháng 10, theo lệnh từ chính phủ, cấp cơ sở đã buộc người dân phải đi test để lấy mẫu xét nghiệm, gọi nôm na là ngoáy mũi. Cả hệ thống cai trị lao vào cuộc ngoáy mũi vô tội vạ.
Nơi tôi ở, cứ 3 – 4 ngày dân lại bị điệu ra chỗ tập trung ngoáy mũi. Sân trường học, trụ sở ủy ban, công viên, góc phố đều được trưng dụng cho chiến dịch vĩ đại này.
Người già, người lớn tuổi chỉ ở nhà không đi đâu cũng bị ngoáy.
Ở quận 8 Sài Gòn, từng xảy ra vụ nhà chức việc tới ngoáy, chủ nhà phản ứng, dẫn đến xung đột. Ở TP Thuận An tỉnh Bình Dương, lực lượng công vụ còn tự ý phá khóa vào nhà ép dân xuống sân ngoáy mũi.
Tổ trưởng dân phố, anh em dân phòng suốt ngày đi từng ngõ gõ từng nhà, đập cửa ầm ầm, kêu gọi già trẻ gái trai lớn bé ra ngoáy mũi. Phải nói, không khác gì chiến tranh.
Điều dễ thấy nhất, sự ngoáy mũi vô tội vạ đã tốn kém không biết bao nhiêu mà kể, phiền hà dân chưa từng thấy kể từ sau khi kết thúc chiến tranh, nhưng người vẫn chết như ngả rạ.”
TS Nguyễn Văn Lạng cựu thứ trưởng Bộ Khoa học – Công nghệ trong bài đăng trên báo Một Thế Giới ngày 31.12.2021 cho biết, tính đến cuối năm, hơn 32.000 người đã chết, khiến Việt Nam đứng thứ 26/234 nước và vùng lãnh thổ có số lượng người tử vong cao.
Ném tiền vào những cuộc càn quét xét nghiệm, ngoáy mũi vô tội vạ, trong đó có rất nhiều tiền móc từ túi dân, bắt dân phải trả, cứ giả dụ tiền bạc ấy sau này có thể bồi hoàn dân, cả nước cố gắng làm lụng bù lại phần đã chi, nhưng tính mạng của dân, của hàng vạn người bị tử vong thì ai chịu trách nhiệm, ai trả.
Tất nhiên ở xứ này không ai chịu cả, chỉ có người chết chịu.
Ngoáy mũi, xét nghiệm không phải tất cả đều miễn phí.
Vô vàn người lao động cần lao đã phải chi số tiền kiếm được từ mồ hôi, công sức của mình trả cho dịch vụ áp đặt ấy, mà những người làm nghề giao hàng, shipper là ví dụ cụ thể nhất.
Họ phải liều thân kiếm sống trong cơn đại dịch nhưng có thời kỳ cứ vài ba ngày buộc phải mua kết quả xác nhận âm tính. Không có nó sẽ bị phạt.
Nhiều lái xe chở hàng hóa thiết yếu hoặc phục vụ sản xuất từ nơi này qua nơi khác cũng rơi vào cảnh tương tự.
Tờ giấy xác nhận kết quả âm tính đã xuyên thủng túi dân, việc xét nghiệm thành cơ hội béo bở cho những kẻ lợi dụng nước đục thả câu, mà Việt Á là bằng chứng, làm giàu tội lỗi trong sự đau khổ vất vả của dân.
Ban bố một chính sách sai lầm, buông lỏng để cấp dưới thực hiện chính sách ấy, xét về bản chất, đó là bóc lột.
Phải làm sao lôi cả những kẻ khuất mặt, từ quan cực phẩm chỉ đạo tới bọn sai nha đầu sai làm khổ dân ra trị tội. Thực thi công lý chỉ có ý nghĩa khi áp dụng cho vùng cấm ấy.
Hải Yến – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Chia tay 2021: Vì sao Đảng mở chiến dịch Mậu Thân trên mặt trận nhân quyền?
>>> Vụ Việt Á: Ban Chỉ đạo Trung ương vào cuộc khi mọi việc trở nên tồi tệ
>>> Tại sao Việt Á hối lộ bằng chuyển khoản?
Vụ Việt Á: Quan chức Việt Nam nhận ‘quà’ rồi trả lại, dư luận nói gì?
Cách cài vượt tường lửa miễn phí:
Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7
Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT