Nga đánh Ukraine: Việt Nam có đứng lên trước ‘tiền lệ nguy hiểm’ về xâm phạm lãnh thổ?

Link Video: https://youtu.be/RseMCx2cm0k

“Chiến dịch quân sự” của Nga ở Đông Ukraine mà Mỹ và phương Tây gọi là hành động “xâm lược” được xem là một tiền lệ xấu để Trung Quốc làm theo trong khi Việt Nam “ở thế khó” và không thể “lên án Nga”

Trong khi Mỹ và các nước phương Tây gọi “chiến dịch quân sự đặc biệt” mà Tổng thống Nga Vladimir Putin phát động ở miền đông Ukraine hôm 24/2 là hành động “xâm lược” thì Trung Quốc, nước đang bị phương Tây chỉ trích về ý đồ bành trướng lãnh thổ ở châu Á, phủ nhận việc này và tránh lên án Nga.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao ở Bắc Kinh, Hoa Xuân Oánh, hôm 24/2 nói rằng “đây có lẽ là sự khác biệt giữa Trung Quốc và phương Tây” vì Trung Quốc không “vội vàng đi đến kết luận” rằng đó là một cuộc xâm lược.

Một người phát ngôn khác của BNG Trung Quốc, Uông Văn Bân, hôm 25/2 giữ nguyên quan điểm này và nói rằng Trung Quốc “hiểu những lo ngại chính đáng của Nga về các vấn đề an ninh.”

Việt Nam, một đối tác thân thiết của Nga, chưa có phản ứng gì sau khi Nga tấn công Ukraine. VOA đã gửi yêu cầu bình luận tới người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam.

Phản ứng về diễn biến tình hình ở Ukraine ngay trước khi diễn ra cuộc tấn công của Nga, Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 23/2 đưa ra một tuyên bố của người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng dưới hình thức trả lời câu hỏi của phóng viên Việt Nam và nước ngoài.

Bà Hằng cho biết “Việt Nam quan tâm theo dõi những diễn biến căng thẳng gần đây xung quan tình hình Ukraine và kêu gọi các bên kiềm chế, tăng cường đối thoại, thúc đẩy các biện pháp ngoại giao nhằm giải quyết hoà bình các bất đồng” theo luật pháp quốc tế.

Việt Nam không thể gọi đó là xâm lược,” Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp của Viện nghiên cứu Đông Nam Á ISEAS-Yusof Ishak nhận định. “Tôi nghĩ là đến giờ này chính phủ Việt Nam không gọi đó là xâm lược thì họ sẽ không nói. Việt Nam không có khả năng lên án nước Nga.”

Nga là nước có mối quan hệ ở tầm cao nhất với Việt Nam, tức đối tác chiến lược toàn diện. Ngoài Nga, chỉ có Trung Quốc và Ấn Độ có quan hệ ở tầm mức này với Việt Nam.

Ảnh: Người phát ngôn Bộ Ngoại giao TQ, Hoa Xuân Oánh

Các lãnh đạo Việt Nam đang ở một tình thế rất khó khi Nga là một đồng minh lâu năm của họ,” Giáo sư Zachary Abuza của Đại học Chiến tranh Quốc gia ở Washington DC, với chuyên sâu về Đông Nam Á, nhận định. “(Nga) là nhà cung cấp lớn nhất các loại vũ khí hiện cho quá trình hiện đại hoá quân sự của Việt Nam và (Hà Nội) luôn có mối quan hệ thân thiện với Moscow.”

Nga là nguồn cung cấp vũ khí chính cho Việt Nam trong thời gian chiến tranh với Mỹ. Hiện tại, trọng tâm trong quá trình hiện đại hoá quân sự của Việt Nam cũng là các thiết bị quân sự từ Nga, nước đã bán cho Việt Nam các loại tàu ngầm, tàu chiến, máy bay chiến đấu phản lực chống hạm và tên lửa đất đối không tiên tiến.

Nhưng cái mà Moscow đang làm hiện nay đặt ra một mối đe doạ rất lớn cho Việt Nam,” GS Abuza, người chuyên nghiên cứu về các lĩnh vực pháp quyền, an ninh hàng hải và tiến trình hoà bình, nói. “Nó tạo ra một tiền lệ pháp lý nguy hiểm. Những gì mà ông Vladimir (Putin) đã làm về cơ bản cho thấy rằng một số quốc gia có chủ quyền ít hơn.

Và những gì ông ấy đã làm nói lên rằng chúng ta có quyền can thiệp vào một quốc gia để thay đổi lãnh đạo của họ, để khiến họ dễ uốn nắn hơn, để họ trở nên ngoan ngoãn hơn.”

Ông Putin nói rằng ông không có lựa chọn nào khác ngoài việc ra lệnh tiến hành điều mà ông gọi là một chiến dịch đặc biệt chống lại Ukraine.

Phát biểu trên truyền hình sau khi công nhận độc lập ở Donetsk và Luhansk, ông Putin nói Ukraine là vùng đất cổ của nước Nga và là một phần không thể tách rời trong lịch sử nước Nga.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy so sánh cuộc xâm lược của Nga nhắm vào đất nước ông với các chiến dịch quân sự của Đức Quốc xã trong Chiến tranh Thế giới lần thứ 2.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg hôm 24/2 nói Nga đã “chọn con đường xâm lược chống lại một quốc gia có chủ quyền và độc lập.”

Ảnh: Ông Jens Stoltenberg Tổng thư ký NATO

Các nhà lãnh đạo khối Liên minh châu Âu gọi đây là một cuộc tấn công “vô cớ” trong khi Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres khẩn nài ông Putin “đừng cho phép bắt đầu ở châu Âu điều có thể là cuộc chiến tồi tệ nhất kể từ đầu thế kỷ.”

Nhiều cuộc biểu tình đã diễn ra trên khắp thế giới để lên án việc xâm chiếm lãnh thổ của Nga ở Ukraine.

Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm 24/2 tuyên bố áp thêm các chế tài đối với Nga và nói rằng ông Putin “đã chọn cuộc chiến tranh này”. Các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ nhắm vào các ngân hàng, giới tài phiệt và các lĩnh vực công nghệ cao của Nga.

Tiền lệ nguy hiểm’

Dù truyền thông chính thống của Việt Nam tỏ ra ủng hộ Nga nhưng nhiều người dân trong nước và cả người Việt ở nước ngoài không tán thành với việc Nga tấn công Ukraine.

TS Hợp, người từng sống và làm việc gần 20 năm ở Đông Âu – trong đó có Nga – và hiện đang sống ở Việt Nam, cho biết nhiều người dân trong nước “thất vọng” về việc Nga đánh Ukraine dù rằng có những người ủng hộ việc này.

Những người dân Việt Nam sống ở Kharkiv của Ukraine nói với VOA rằng họ phải sơ tán và lo lắng cho tương lai trong khi “căm ghét” ông Putin và gọi ông là “kẻ xâm lược.”

Trong khi Việt Nam và nhiều nước Đông Nam Á khác đang giữ im lặng trước hành động xâm chiếm Ukraine của Nga để tránh một cuộc xung đột mà họ lo ngại có thể gây tổn hại kinh tế cho họ thì Trung Quốc tỏ rõ quan điểm đứng về phía Nga khi không lên án việc này.

Trước khi Thế vận hội Olympic mùa đông diễn ra ở Bắc Kinh, ông Putin đã gặp mặt Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại đây và hai bên đã tăng cường hợp tác chiến lược.

Trong khi Nga nhất trí coi Đài Loan là một phần không thể tách rời khỏi Trung Quốc thì Trung Quốc cùng với Nga phản đối việc mở rộng thêm NATO, khối liên minh quân sự mà Ukraine muốn gia nhập.

Trung Quốc có thể có một số lo ngại về hậu quả kinh tế lâu dài của cuộc chiến tranh nhưng họ đứng về phía Nga và điều này sẽ tạo ra một tiền đề rất nguy hiểm cho Việt Nam,” GS Abuza nói và cho rằng Việt Nam công nhận lãnh thổ của Ukraine nhưng nếu để Nga xâm chiếm được Ukraine thì điều này sẽ biện minh cho các tuyên bố lãnh thổ của Trung Quốc đối với Đài Loan, Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á khác trên Biển Đông.

Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì từng nói tại một diễn đàn khu vực ASEAN ở Hà Nội năm 2010, khi có cả Ngoại trưởng Mỹ lúc đó Hillary Clinton tham dự, rằng: “Trung Quốc là một nước lớn và các nước khác là các nước nhỏ, đó là một thực tế.”

Mặc dù ông Putin nói không có ý định xâm chiếm Ukraine nhưng vị tổng thống Nga muốn có một chính phủ “chư hầu” như Belarus, theo GS Abuza.

Vị giáo sư của Đại học Chiến tranh Quốc gia Mỹ còn cho rằng ông Putin đang làm sống lại quan niệm cũ của Liên Xô về “chủ quyền hạn chế” – tức các cường quốc có chủ quyền và các quốc gia yếu hơn thì có ít chủ quyền hơn – và nếu họ không tuân theo các yêu cầu của các cường quốc thì họ sẽ tự rơi vào sự can thiệp quân sự và chính trị.

Singapore có lẽ là nước đưa ra một tuyên bố mạnh mẽ nhất ở Đông Nam Á về tình hình Ukraine khi ngoại trưởng nước này hôm 23/2 nói rằng Singapore vô cùng lo ngại về quyết định công nhận độc lập của hai khu vực tách khỏi Ukraine.

Trước đó Bộ Ngoại giao Indonesia nói chung chung rằng nước này lên án bất kỳ hành động nào cho thấy sự vi phạm lãnh thổ và chủ quyền quốc gia một cách rõ ràng.

GS Abuza, tác giả nhiều cuốn sách về Đông Nam Á trong đó có 1 cuốn về chính trị Việt Nam, cho rằng nếu Hà Nội và các quốc gia Đông Nam Á khác không đứng lên và bảo vệ nguyên tắc cốt lõi của luật phát quốc tế và chủ quyền bất khả xâm phạm của các quốc gia thì “họ không có ai khác ngoài tự trách mình khi chủ quyền của họ bị đe doạ.”

Tương tự với ý kiến này, TS Hợp cũng cho rằng Việt Nam nên có thái độ rõ ràng với Nga để qua đó cho thấy thái độ của họ với Bắc Kinh, bởi theo vị tiến sỹ của viện nghiên cứu có trụ sở ở Singapore, khủng hoảng ở Ukraine sẽ cho Trung Quốc cơ hội “doạ nạt” các nước Đông Nam Á và cả Bắc Á, tạo ra rủi ro an ninh cao hơn cho khu vực.

Việt Nam hiện đang tìm cách đa dạng hoá nguồn cung vũ khí để giảm phụ thuộc vào Nga, như mua tên lửa của Israel và nhiều khả năng sắp tới là của Ấn Độ trong khi đã đạt được thoả thuận chuyển giao thiết bị công nghệ quốc phòng của Nhật Bản. Việt Nam cũng có giao thương với Mỹ, Nhật Bản và các nước khác nhiều hơn với Nga.

Đó là lý do vì sao GS Abuza cho rằng Việt Nam có thể “đứng lên vì các nguyên tắc cơ bản cho trật tự quốc tế” bởi nếu không, theo ông, nó sẽ làm cho Việt Nam dễ bị tổn thương.

Còn theo TS Hợp, Nga không phải là một nước cộng sản nữa và quan hệ giữa Việt Nam và Nga không còn dựa trên ý thức hệ để ngăn cản Việt Nam đưa ra quan điểm rõ ràng với Nga về vụ tấn công vào lãnh thổ Ukraine.

Hoàng Lan – Thoibao.de (Tổng hợp)

Nguồn: https://www.voatiengviet.com/a/nga-danh-ukraine-viet-nam-co-dung-len-truoc-tien-le-nguy-hiem-xam-pham-lanh-tho/6459840.html


Triệu lời CẢM ƠN!

Hàng triệu người đã xem tin tức và các chương trình của chúng tôi. Ngày càng có nhiều người lựa chọn ủng hộ chúng tôi. Bởi vì cần có một tiếng nói độc lập, phản biện trên các phương tiện truyền thông cho Việt Nam.

Với sự ủng hộ của các bạn, sẽ giúp cho mọi người truy cập thoibao.de miễn phí. Bởi vì chúng tôi xem báo chí không chỉ là sản phẩm truyền thông, mà còn là hoạt động có ích cho cộng đồng.

Đã có hàng chục triệu lượt người mỗi tháng không phải trả bất kỳ khoản nào để xem tin tức trên thoibao.de, nhưng các bạn cũng biết, để có báo chí chất lượng thì chúng tôi phải đầu tư rất nhiều. Đó là lý do tại sao chúng tôi cần sự hỗ trợ từ các bạn và người những ủng hộ.

1/ Qua Paypal, Visa, Mastercard, America Experess, Sepa Lastschrift: 

QR Code tài trợ:

2/ Qua chuyển khoản ngân hàng:

Tên tài khoản: Thoibao.de

IBAN: DE36 1005 0000 0190 636319

SWIFT: BELADEBE

Địa chỉ: Berliner Sparkasse, Ostseestr. 109, 10409 Berlin, Germany

Khi tài trợ hay chuyển khoản, các bạn ghi dòng chữ: Ủng hộ thoibao.de

Trân trọng cám ơn

Lê Trung Khoa – TBT Thoibao.de. E-Mail: [email protected]  Viber / WhatsApp / Telegram / Signal : +49 170 2363084


>>> Thụy Sĩ quyết định phong tỏa tài sản của các cá nhân và công ty Nga

>>> Renault ngừng sản xuất ở Moscow

>>> Nga và Ukraine bắt đầu đàm phán ở vùng biên giới

Cuộc chiến Ukraine: Putin chưa thể “làm gỏi” Ukraine


Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT