Link Video: https://youtu.be/vzP7bt9xhSM
Hiện nay, số phận chính trị của ông Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh đang bị đe dọa tứ phía, khi mà cấp dưới của ông đang bị quẳng vào lò. Đầu tiên là tóm ông Tô Anh Dũng, một Thứ trưởng Bộ Ngoại giao dưới thời ông Phạm Bình Minh còn làm Bộ trưởng. Tiếp theo là bắt Trợ lý của ông Phạm Bình Minh là Nguyễn Quang Linh. Mới đây lại đến lượt ông Vũ Hồng Nam bị bắt – đây là một Thứ trưởng khác cũng dưới thời ông Phạm Bình Minh làm Bộ trưởng.
Vòng vây cứ dần dần siết lại và không khó để nhận ra, đích đến là ông Phạm Bình Minh. Vụ chuyến bay giải cứu đã gây bức xúc cho người dân từ hơn 2 năm qua. Khi thực hiện các chuyến bay giải cứu, chính quyền Cộng sản đã sử dụng hết công suất của bộ máy tuyên truyền để tâng bốc lên tận mây xanh. Họ dùng những ngôn từ khoa trương như “bay thẳng vào tâm dịch”, mô tả những chuyến bay này như một hành động anh hùng, cao cả. Tuy nhiên, trong thực tế, những người Việt Nam bị kẹt ở nước ngoài và muốn về nước, đã bị trấn lột thậm tệ và đã có rất nhiều tiếng kêu cứu trên mạng xã hội.
Khi dịch Covid bùng phát, người Việt Nam ở nước ngoài, mà đặc biệt là du học sinh và những người đi xuất khẩu lao động, họ cực kỳ khao khát được về nước. Bởi với du học sinh thì họ chỉ học online và không còn được đi làm thêm, không có thu nhập để sống. Những người xuất khẩu lao động cũng không có việc làm, không được nhận hỗ trợ hoặc hỗ trợ rất ít, mà chi tiêu ở nước ngoài lại đắt đỏ nên họ không kham nổi. Một số lại hoảng sợ vì dịch bùng phát quá mạnh ở nước sở tại, trong khi Việt Nam khá yên ổn.
Lúc đó, người Việt Nam ở nước ngoài rất tha thiết được về nước. Họ viết đơn đăng ký gửi lên đại sứ quán Việt Nam, sau đó đại sứ quán sẽ xét duyệt theo thứ tự ưu tiên. Khi được chấp nhận, họ sẽ nhận được email và được chỉ định ra một phòng vé máy bay để trả tiền.
Do lượng đơn quá lớn, các đại sứ quán nổi lòng tham và gửi báo cáo về Bộ Ngoại giao xin chỉ đạo giải quyết. Gần như tất cả các đại sứ quán Việt Nam trên khắp thế giới đều báo cáo về một tình trạng giống nhau. Thay vì chỉ đạo cho các đại sứ quán làm hết trách nhiệm để phục vụ người dân, thì Bộ Ngoại giao lại chỉ đạo các đại sứ quán thực hiện hành động trấn lột.
Chúng tôi có tham khảo ý kiến một người đang làm trong ngành ngoại giao rằng, việc trấn lột người Việt ở nước ngoài là chủ trương của các đại sứ quán, hay chủ trương của Bộ Ngoại giao? Câu trả lời chúng tôi nhận được là, “Nếu chỉ là chủ trương của đại sứ quán, thì không thể có hành động nhất quán của hầu hết các đại sứ quán Việt Nam trên khắp thế giới. Đó là chủ trương của Bộ Ngoại giao”.
Dựa vào nhu cầu tha thiết của các nạn nhân, các đại sứ quán bắt tay với các hãng bay, nâng giá vé lên gấp 4- 5 lần giá trung bình. Lúc đó, rất nhiều người đã rỉ tai nhau là, mua vé về Phnompenh, rồi từ Phnompenh về Việt Nam bằng đường bộ, tiết kiệm hơn rất nhiều. Điều này cho thấy, Campuchia không nhẫn tâm trấn lột hành khách trong mùa dịch, như các hãng bay và Bộ Ngoại giao Việt Nam.
Ngày 4/6, ông Tô Ân Xô – Trung tướng, Chánh Văn phòng Bộ Công an, Người phát ngôn Bộ Công an nói: “Để chứng minh cho trục lợi chính sách, theo các cán bộ điều tra, mỗi chuyến bay combo, sau khi trừ chi phí, có những chuyến lợi nhuận lên đến 2 tỷ đồng, mà có đến gần 2.000 chuyến bay”. Tức là, nhóm trấn lột chuyến bay giải cứu đã trấn lột được gần 4.000 tỷ đồng của người dân Việt Nam, không thua gì vụ Việt Á.
Một khi đã có chỉ đạo đồng nhất cho các đại sứ Việt Nam trên khắp thế giới, thì trùm cuối của chủ trương này không ai khác chính là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Vụ việc này kéo dài qua 2 đời Bộ trưởng, từ thời ông Phạm Bình Minh khởi xướng và sau đó Bùi Thanh Sơn tiếp bước.
Hiện nay, lò ông Trọng đang tiến hành bắt bớ những tay chân của ông Phạm Bình Minh và Bùi Thanh Sơn. Có thể nói, hơi nóng hầm hập của lò đang “phà vào gáy” Phạm Bình Minh và Bùi Thanh Sơn. Liệu ông Trọng có cho hai nhân vật trùm cuối này vào khám hay không? Chờ mà xem.
Minh Tâm – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Học tập và làm theo tấm gương Ba Dũng, một tờ báo quốc doanh muốn “làm loạn”?
>>> Người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu vì lạm phát và thất nghiệp
Nhà đầu tư Sunshine: “Chúng tôi cần giải quyết chứ không cần giải thích”