Tàu cá mắc nạn, hàng trăm ngư dân kêu cứu

Link Video: https://youtu.be/koikUegFmhg

Vùng biển Hoàng Sa là ngư trường truyền thống của ngư dân miền Trung, nhưng đây cũng là vùng biển dữ.

Ngư dân thường xuyên gặp nạn ở vùng biển này với nhiều lý do. Có khi do thiên tai, do thời tiết xấu, biển động, sóng cao… Nhưng cũng có những lúc, ngư dân gặp nạn là do nhân tai, cụ thể là bị Hải quân hoặc lực lượng Cảnh sát biển của Trung Quốc tấn công.

Mỗi năm đều có những tàu cá bị nạn do gió bão. Mới đây, báo Người Lao động ngày 28/2 cho biết, hơn 130 tàu cá của tỉnh Bình Thuận với hơn 500 ngư dân đang mắc kẹt nhiều ngày tại vùng biển xung quanh quần đảo Trường Sa. Họ đang kêu cứu vì đang cạn dần thức ăn và nước uống.
Nguyên nhân bị mắc kẹt là do sau khi ra khơi đánh bắt hải sản, xuất phát từ đảo Phú Quý sau Tết, tức khoảng đầu tháng 2, các tàu cá này đã gặp bão và phải tìm chỗ trú tránh bão ở quần đảo Trường Sa. Cho đến nay, tức là đã gần một tháng, các tàu cá này vẫn chưa thể trở về do thời tiết xấu, tờ Người Lao Động cho hay.
Theo tờ báo này, trong thời gian qua, vùng biển khu vực Trường Sa có gió giật rất mạnh, với sóng cao từ 3 đến 4,5 mét. Tình hình thời tiết này đã kéo dài liên tục từ đầu tháng 2 cho đến giờ.
Trong khi đó, đa số các tàu đánh cá chỉ đem theo dự trữ lương thực, thực phẩm đủ dùng cho khoảng 20 ngày, tức là khoảng thời gian đủ để đánh bắt và quay về. Nên đến nay họ đã cạn kiệt. Dự báo thời tiết cho biết, mưa bão do gió mùa đông bắc sẽ tiếp tục trong hơn một tuần nữa.

Hình: Bài viết trên báo Người Lao Động

Cũng theo Người Lao động, trước tình hình đó, chính quyền huyện đảo Phú Quý đã kêu cứu lên Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận. Ông Đoàn Anh Dũng, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận đã có công văn cho Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Vùng 3 và Bộ Tư lệnh Hải quân Vùng 4 nhờ giúp đỡ.

Tờ Tuổi Trẻ dẫn công văn của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận cho biết.
Nếu không có biện pháp hỗ trợ kịp thời thì các tàu cá neo đậu tại các âu tránh trú bão sẽ thiếu hụt lương thực, thực phẩm, nước ngọt nghiêm trọng, nguy cơ ảnh hưởng đến tinh thần, sức khỏe, tính mạng của ngư dân.”

Tờ Tuổi trẻ dẫn tin từ Bộ Tư lệnh Hải quân Vùng 4 cho biết, Bộ Tư lệnh này đã chỉ đạo lực lượng trú đóng trên đảo Đá Lát cung cấp cho mỗi tàu 15 ký gạo và 60 lít nước ngọt. Ngoài ra, cơ quan này còn yêu cầu các tàu đang làm nhiệm vụ ở khu vực đảo Đá Lát, nơi các tàu cá đang tránh bão, ‘sẵn sàng hỗ trợ các ngư dân gặp nạn’.

Bộ Tư lệnh Hải quân Vùng 4 cũng cho biết đến sáng ngày 28/2, lực lượng của họ mới tiếp cận được các tàu cá và đưa được ngư dân lên các đảo, Tuổi Trẻ cho biết.

Hình: Trung Quốc tấn công ngư dân Việt Nam vào năm 2005

Đó là tai nạn do thiên tai, còn nhân tai thì cũng xảy ra rất nhiều và thường xuyên. Ngoài những vụ cướp tàu, cướp hải sản, bắt người đòi tiền chuộc, thì còn có những vụ bắn chết người.

Đáng kể nhất là vụ một tàu Cảnh sát biển Trung Quốc đã nổ súng bắn vào 2 tàu cá Việt Nam ở Vịnh Bắc bộ vào năm 2005, khiến 9 người bị chết, 7 người bị thương, và họ đã bắt giữ 8 người sau đó.

Những năm sau đó, còn xảy ra nhiều vụ Trung Quốc bắn chết ngư dân Việt Nam trên Biển Đông khác, nhưng thái độ của chính quyền vẫn luôn là im lặng. Họ cho đưa tin rất muộn, hoặc thậm chí không đưa tin cho đến lúc báo chí quốc tế đưa tin rầm rộ. Khi đưa tin, họ cũng chỉ đưa ra những phát ngôn lấy lệ cho có.

Cứ thế, từng bước, ngư trường truyền thống của ngư dân Việt bị thu hẹp dần, và họ bị đẩy vào những khu vực nhiều rủi ro do thiên tai hơn. Tính mạng của ngư dân luôn rơi vào nguy hiểm sau khi họ cùng con tàu rời bến. Việc mưu sinh tưởng là việc bình thường của mỗi người, nhưng với ngư dân ngày nay, họ thường trực phải đổi bằng tính mạng.

Ý Nhi – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Thoibao.de bị vạn “âm binh” đánh phá. Chưa đủ, Nguyễn Trọng Nghĩa còn cho Vietnamnet tấn công

>>> Cầm đèn chạy trước ô tô, báo Thanh Niên bị tung ngã “sấp mặt”

>>> “Đảng của giai cấp công nhân” đè công nhân thất nghiệp trấn lột 10%. Ác quá ông Trọng ơi!

Việt Nam gia tăng đàn áp bất chấp vi phạm EVFTA