Link Video: https://youtu.be/MGU8OORtXoI
Trang web Sở Thông tin và Truyền thông Bình Định hôm 10/3 loan tin, sáng hôm 24/2, tại thành phố Quy Nhơn, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Định đã tổ chức Diễn đàn Kinh tế báo chí năm 2023, với mục tiêu “Thực hiện Dự án “Phát triển báo chí Việt Nam giai đoạn 2020-2024”. Theo đó, đây là Dự án được triển khai theo phương thức xã hội hóa các nguồn lực có thể đóng góp cho sự phát triển của Báo chí và thông qua đó, tạo điều kiện cho các tổ chức, doanh nghiệp trong nước góp phần chuyển tải các giá trị tốt đẹp đến với xã hội.
Nội dung được trình bày tại Diễn đàn Kinh tế báo chí năm 2023 gồm 11 tham luận liên quan đến các vấn đề, giải pháp cho kinh tế báo chí, như: “Chuyển đổi số cũng gắn với phát triển kinh tế số, đa dạng hóa nguồn thu, tăng sức cạnh tranh của cơ quan báo chí với các nền tảng xuyên biên giới. Chuyển đổi số báo chí nhằm thay đổi toàn diện hoạt động tòa soạn từ quản trị nhân lực, sản xuất, tối ưu hóa dữ liệu, đến quy trình xuất bản, phân phối nội dung nhằm tạo ra một tòa soạn/tổ hợp báo chí hội tụ đa phương tiện, kết nối thuận tiện với độc giả, đảm bảo vai trò trụ cột trong định hướng thông tin và dư luận xã hội.”
Tuy nhiên, một vấn đề đóng vai trò quan trọng quyết định tính sống còn và cởi trói cho lĩnh vực truyền thông, báo chí, lại không được nhắc đến. Đó là việc kiểm duyệt nội dung khiến sự tự do và khả năng phát huy sáng tạo bị giới hạn. Thực trạng báo chí hụt hơi trong cuộc cạnh tranh với các nền tảng mạng xã hội xuyên quốc gia được nêu ra, nhưng không hề có giải pháp hiệu quả thúc đẩy.
Trước đó, bài báo trên vietnamnet.vn hôm 3/3 đưa tin, “Tại Diễn đàn kinh tế báo chí toàn quốc 2023 mới đây, đại diện Đài truyền hình TP.HCM (HTV) nêu lên một số thách thức của báo chí trong thời đại đa truyền thông.
Ông Nguyễn Đức Quang, Phó Trưởng Ban Tổ chức – Đào tạo HTV cho rằng, “sự xuất hiện của các nền tảng số như Facebook, TikTok, YouTube, Netflix… không chỉ lấy mất người dùng của báo chí mà còn làm ảnh hưởng đến doanh thu quảng cáo.”
Bản tin trên VOA tiếng Việt ngày 10/3 cho biết, một số tờ báo cho biết doanh thu thời gian qua đã bị giảm đến 60 – 70%. Việc nhiều cơ quan báo chí Việt nam gặp nhiều khó khăn về tài chính là do sự sụt giảm quảng cáo, cộng thêm chi phí sản xuất chương trình không ngừng tăng lên.
Theo ông Quang, một trong những trở ngại lớn mà các cơ quan báo chí phải thực hiện, đó là nhiệm vụ “tuyên truyền chính trị”, phổ biến các chính sách pháp luật của Đảng Cộng sản, nhưng vẫn phải tự duy trì nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên, mà chủ yếu đến từ quảng cáo, tự đầu tư phát triển các sản phẩm nội dung số để thu hút người xem.
“Điều này có nghĩa là các cơ quan báo chí phải cạnh tranh với các nền tảng kỹ thuật số và trả chi phí sản xuất cao hơn để có sản phẩm tốt cho độc giả. Ngoài ra, họ còn phải phân bổ thu nhập cho các chương trình tuyên truyền. Đây được xem là một “nhiệm vụ khó khăn” đối với các cơ quan báo chí Việt Nam trong thời điểm này.” VOA cho hay.
Đài VOA cho biết thêm, đến nay, báo chí tư nhân vẫn chưa được phép hoạt động tại Việt Nam. Nhưng như để tháo gỡ một phần, “Luật Báo chí sửa đổi năm 2016 đã cho phép các cơ quan báo chí có liên quan đến các đơn vị trực thuộc các thành phần kinh tế đủ năng lực được phép hoạt động. Đây được cho là kẽ hở dẫn đến tình trạng “tư nhân hoá” báo chí và “báo hóa” tạp chí, theo nhận định của Bộ Thông tin & Truyền thông.”
Tuy nhiên, như một hệ quả của nổ lực kiểm soát thông tin, trong thời gian gần đây, Chính phủ Việt Nam lại gia tăng các biện pháp kiểm tra, xử phạt các cơ quan báo chí vì lo sợ xu hướng mà Đảng Cộng sản cầm quyền gọi là “báo hóa” tạp chí và “tư nhân hoá” báo chí.
Quang Minh – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Cạn tiền, ế hàng, Vượng Vin muốn buông VinFast?
>>> Lê Trương Hải Hiếu buông “khối chì” Lê Thanh Hải vớ “phao” Võ Văn Thưởng?
>>> Trò chơi “thay ngựa giữa dòng”, búa tạ ông Tổng đánh nát “chuột”?
Hàn Quốc lại hạn chế tuyển lao động ở một số địa phương do cư trú bất hợp pháp