Link Video: https://youtu.be/qfwDTK6oBMk
Đài Á Châu Tự Do (RFA) ngày 13/7 có bài phỏng vấn Luật sư Nguyễn Văn Đài và Nhà báo Võ Văn Tạo về vụ xét xử “chuyến bay giải cứu”.
Theo đó, Luật sư Đài đã đưa ra nhận định của mình với Đài Á Châu Tự Do rằng, “chuyến bay giải cứu” thực chất đó có thể coi là một “chuyến bay cướp bóc”.
Luật sư Đài nói thêm rằng, việc xét xử vụ án này, cũng như những vụ án khác trong chiến dịch chống tham nhũng, sẽ không thể làm giảm tham nhũng ở Việt Nam.
Ông nói rằng, nhóm lợi ích trong hệ thống quyền lực đã tác động lẫn nhau để sử dụng doanh nghiệp và lấy tiền của người dân Việt Nam.
Theo quan điểm của ông Đài, những chuyến bay này không phải là “chuyến bay giải cứu”, mà là một hành động cướp bóc, và chính sách của chính quyền Cộng sản Việt Nam đã tạo ra một môi trường cho các quan chức và doanh nghiệp hợp tác và lợi dụng chính sách đó để lấy tiền của người dân.
Luật sư Đài cũng nhấn mạnh rằng, vụ án này đã đem đến nhiều sự việc đáng cười. Một trong số đó là trường hợp của cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng. Ông này thừa nhận đã nhận hối lộ 37 lần, với tổng số tiền lên đến 21,5 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong phiên tòa, ông Dũng cho rằng, ông không nhận ra đó là hành vi phạm pháp.
Ông Đài lý giải rằng, đây là một tình huống đáng buồn cười, vì ở bất kỳ quốc gia tự do và dân chủ nào trên thế giới, các quan chức không được phép nhận “cảm ơn” từ các doanh nghiệp, hoặc từ người dân thông qua công việc của mình. Thay vào đó, các quan chức nên biết ơn người dân đã bầu hoặc trao quyền cho họ để phục vụ, vì đó là một vinh dự để họ phục vụ dân và đất nước.
Theo Luật sư Đài, qua vụ án này và những hành vi được tiết lộ trong phiên sơ thẩm, chúng ta có thể nhận thấy một vấn đề không thể chấp nhận được, đối với nhiều quan chức trong chế độ. Ông nhắc đến trường hợp Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam, người đã cho rằng, số tiền nhận được không phải từ ngân sách, nên ông có quyền nhận tiền đó.
Tuy nhiên, Luật sư Đài nhấn mạnh với RFA rằng, một quan chức tối thiểu cũng phải hiểu rằng, việc lấy tiền từ ngân sách để tự tiện chi tiêu là hành vi tham ô, và việc nhận tiền từ người dân và doanh nghiệp để lợi dụng cá nhân cũng được xem là hối lộ. Cả hai vi phạm này đã được quy định rõ trong Bộ luật Hình sự của Việt Nam, nhưng các quan chức này lại cố tình “không hiểu”.
Nhà báo Võ Văn Tạo, cựu viên chức từng làm việc trong Bộ Thương mại của Việt Nam, chia sẻ góc nhìn cũng trên quan điểm riêng của ông với Đài Á Châu Tự do rằng, những vụ xét xử như vụ án “chuyến bay giải cứu” không thể giải quyết được vấn đề tham nhũng ở Việt Nam hiện nay.
Bởi lẽ, ông Tạo nói : “Hệ thống công quyền của Việt Nam có một đặc thù là không ai sống bằng đồng lương hết, và mọi quan chức của nhà nước đều coi rằng việc kiếm chác là chuyện tất nhiên, còn ai đó bị bắt là chuyện rủi ro, xui xẻo mà phải chịu thôi, họ đều coi chuyện ấy là chuyện bình thường, để tồn tại, để sống được”.
Cũng theo ông Tạo, chiến dịch đốt lò đã có từ cách đây mấy năm rồi, chứ không phải đến đợt dịch COVID-19 mới xuất hiện. Tuy nhiên, ông cho rằng, vì là chuyên án nên người ta chỉ mở đến chuyện này thôi, không có chuyên án nào có thể mở được hết tội trạng của các quan chức Việt Nam, nếu đối chiếu pháp luật.
“Cho nên chúng ta cũng đành hài lòng với chuyện lâu lâu lại ‘làm điểm’ như thế này thôi. Còn tôi cho rằng, ngay cả phiên tòa này nữa, thậm chí nhiều quan chức đi tù, thì nạn đó (nạn tham nhũng) vẫn không thể chấm dứt được, bởi cơ cấu chính trị Việt Nam không có đối lập, chính trị không có đối trọng, không có tam quyền phân lập, cũng không có tự do báo chí, cho nên những tiêu cực, tham nhũng là quy luật tất yếu” – ông Tạo kết luận.
Xuân Hưng – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Có tin Nguyễn Thị Thanh Nhàn ở Đức, liệu Tô Lâm có dám bén mảng tới?
>>> Tặng Huân chương Chiến công hạng nhất, ông Tô khích lệ Đinh Văn Nơi “phá thành lũy”?
>>> Đang thành “chúa chổm”, Vietnam Airlines réo “Bố Chính ơi! Cứu con”?
>>> Thế lực “ma ám” nào biến Phan Công Khanh thành “Thánh Gióng”?
Đặng Lê Nguyên Vũ “hoang tưởng” và vô cảm với nhân gian.