Thống đốc Ngân hàng Nhà nước tháo gỡ thị trường bất động sản bằng những giải pháp bất khả thi

Link Video: https://youtu.be/9w2h0M7tiQA

Ngày 13/11, báo Tuổi Trẻ cho hay “Thị trường bất động sản đang mất cân đối cung – cầu rất lớn”.

Tuổi Trẻ dẫn lời Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, cho rằng, vấn đề lớn của thị trường bất động sản là mất cân đối cung – cầu. Thị trường chủ yếu là phân khúc trung và cao cấp, còn phân khúc giá rẻ, có giá dưới 25 triệu đồng/m2 rất ít.

Điều này không có gì mới mẻ, người dân và dư luận xã hội đều đã biết từ nhiều năm qua, báo chí cũng đã có nhiều bài phân tích. Tuy nhiên, giờ đây, khi thị trường bất động sản đóng băng kéo dài và có nguy cơ sụp đổ giống Trung Quốc, thì bà Thống đốc Ngân hàng và Chính phủ mới chịu thừa nhận chăng?

Tuổi Trẻ cho biết, phát biểu trên của Thống đốc Nguyễn Thị Hồng là tại Hội nghị bàn về các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, được Ngân hàng Nhà nước phối hợp với Bộ Xây dựng tổ chức hôm 13/11.

Cụ thể, bà Hồng cho biết, cung chủ yếu là phân khúc cao cấp và trung cấp, còn phân khúc thấp cấp, giá rẻ phục vụ người dân có thu nhập thấp rất hạn chế.

Căn hộ có giá dưới 25 triệu đồng/m2 rất ít, chỉ có một vài dự án thôi. Nên nếu phát triển thị trường bất động sản an toàn, lành mạnh và bền vững thì đòi hỏi chúng ta phải có giải pháp từ phía cung. Đó là có chính sách để tăng cung nhà ở xã hội” – bà Hồng nhận định.

Bà Hồng cũng cho biết, thu nhập của công nhân rất thấp, nhất là qua đại dịch COVID-19, đời sống người công nhân càng khó khăn Công nhân có nhu cầu về nhà ở nhưng không thể đi vay.

Theo thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Luật kinh doanh nhà ở đã có những tháo gỡ khó khăn vướng mắc về vấn đề này, cho phép doanh nghiệp mua nhà ở cho công nhân… Như vậy, không nhất thiết là công nhân phải đi vay để mua nhà, mà có thể đi thuê.

Hình: Bài trên báo Tuổi Trẻ

Giải pháp tháo gỡ này của bà Hồng, coi như là không có giải pháp. Bởi lâu nay công nhân vẫn đi ở nhà thuê, và họ chỉ có thể thuê được những phòng trọ từ 2 triệu/tháng trở xuống. Nếu thuê nhà ở xã hội, chắc chắn họ không có khả năng. Rồi những nhà ở xã hội cũng sẽ bị biến tướng, như bao nhiêu lần đã từng xảy ra mà thôi.

Về vấn đề đầu tư, bà Hồng cho rằng, muốn nhà đầu tư bất động sản quay lại thì phải củng cố  niềm tin bằng pháp lý. Yếu tố pháp lý rõ ràng, dự án minh bạch, giá cả hợp lý thì nhà đầu tư yên tâm khi mua nhà.

Giải pháp của bà Hồng liên quan đến pháp lý chỉ là thủ tục đầu tư, đấu thầu… Tuy nhiên, những cái này chỉ là phần ngọn, cái gốc của vấn đề là Luật Đất đai, trong đó quy định “đất đai thuộc sở hữu toàn dân” thì không nghe bà Hồng nhắc đến, bà không biết, hay là bà e ngại không dám đề cập?

Về vốn, bà Hồng yêu cầu các tổ chức tín dụng rà soát để rút ngắn hồ sơ, thủ tục cho vay vốn đầu tư bất động sản. Đồng thời, các doanh nghiệp đi vay cũng phải minh bạch hồ sơ, lành mạnh trong hoạt động.

Các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp phải ngồi lại với nhau cùng bàn bạc để tháo gỡ khó khăn. Tại Hội nghị, doanh nghiệp không nói đang vay của ngân hàng nào. Tổ chức tín dụng cũng không nói đang cho vay doanh nghiệp nào. Nên sau Hội nghị này, bên đi vay và cho vay phải ngồi lại bàn bạc với tinh thần sòng phẳng, rõ ràng” – bà Hồng nhấn mạnh.

Một lần nữa, giải pháp như bà Hồng nêu thì coi như không có giải pháp. Bởi hầu như các doanh nghiệp bất động sản hiện nay đều đầy rẫy nợ xấu, ngân hàng không dám cho vay thêm, giữa ngân hàng và doanh nghiệp khó có thể tìm được tiếng nói chung. Bà Hồng lại đưa ra mệnh lệnh yêu cầu hai bên ngồi lại “sòng phẳng, rõ ràng”, như vậy, có phải lại tiếp tục đẩy vấn đề về những vướng mắc, bế tắc cũ hay không?

Hình: Vướng mắc khi mua nhà ở xã hội

Quang Minh

>>> Vì sao Phó trưởng Ban Dân nguyện của Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng bị bắt?

>>> Bắt Lưu Bình Nhưỡng, Tô bóp họng được một tiếng nói “đáng ghét” của Đảng!

>>> Vì sao Tô Lâm qua mặt Tổng Trọng, “bắt người” của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ?

>>> Tổng cục 5 bị xoá, Tổng cục 2 bị liệt. Đảng đang mất tự chủ về tay “bạn vàng”?

Các hãng đầu tư nước ngoài đang rút dần lợi nhuận ra khỏi Trung Quốc

Kasse animation 7.8.2023