Gạt bỏ vai trò Chủ tịch nước và Thủ tướng, tham vọng thành ông trùm của Tổng bí thư?

Thời gia gần đây, ông Tổng bí thư Tô Lâm trở nên “năn nổ” hơn rất nhiều. Ông đi thăm các nước như Indonesia và Singapore thay cho Chủ tịch nước. Mới đây, ông trực tiếp điện đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump và phái Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc sang Mỹ đàm phán. Rõ ràng ông Tô Lâm đang muốn tiếp quyền của Thủ tướng. Vấn đề về kinh tế đối nội lẫn đối ngoại là nhiệm vụ và quyền hạn của Thủ tướng. Với lại, người đứng đầu Đảng không phải là đồng cấp với người đứng đầu nhà nước và đứng đầu Chính phủ của nước Mỹ. Ở Mỹ, Tổng thống vừa là người đứng đầu nhà nước vừa là người đứng đầu Chính phủ.

Hành động tiếm quyền Chủ tịch nước và Thủ tướng chỉ là bề nổi. Phần chìm là những gì ông Tô Lâm đamg chuẩn bị để giành lấy lợi thế ở các cuộc hội nghị ăn chia. Trong Tứ trụ triều đình, Tô Lâm không có thân hữu nào. Cả Lương Cường và Phạm Minh Chính đều xem Tô Lâm là đối thủ, còn Trần Thanh Mẫn thì không đủ khả năng xem Tô Lâm là đối thủ và chính Tô Lâm cũng không quan ngại về sự nguy hiểm của nhân vật này. 

Bề nổi thì tiếm quyền, nhưng phần chìm lại muốn loại bỏ hai người này ra khỏi vị trí Tứ trụ ở Đại hội lần thứ 14 sắp tới. Một số đánh giá cho biết, Tô Lâm đang làm mọi cách để thực hiện điều đó. Nhân sự dự phòng cho hai vị trí này, đặc biệt là chp vị trí Thủ tướng, ông Tổ Bí thư đã chuẩn bị. 

Với Lương Cường, Tô Lâm lo ngại có sự kết nối giữa ghế Tứ trụ này và người đứng đầu Bộ Quốc phòng. Nếu ông Tổng bí thư đưa được Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến vào ghế Bộ trưởng, xem như ông sẽ cắt đứt chỗ dựa của ông Chủ tịch nước Lương Cường, khi đó không cần “thịt” ông Lương Cường cũng như “cá nằm trong lọ”, muốn thịt lúc nào cũng được.

Với Thủ tướng thì cần phải bứng khỏi ghế, bởi ghế Thủ tướng là ghế có thực quyền. Ghế Thủ tướng không những có quyền với các Bộ trưởng mà còn có quyền chỉ đạo các Chủ tịch tỉnh. Cho nên với vị trí Thủ tướng, ông Phạm Minh Chính rất dễ gầy nên một hệ sinh thái quyền lực vững chắc.

Việc làm của Tô Lâm hiện nay rất dễ bị “tố” là lạm quyền, bởi Chủ tịch nước có quyền của Chủ tịch nước, Thủ tướng có quyền của Thủ trướng. Việc chỉ đạo Phó Thủ tướng là thuộc quyền hạn Thủ tướng, tại sao Tô Lâm lại ra lệnh? Nếu giả sử, Thủ tướng Chính phủ là đàn em của ông Tổng bí thư thì ông Tô Lâm không cần phải tiếm quyền Thủ tướng mà chỉ cần ra lệnh miệng thì Thủ tướng cũng chỉ đạo Phó Thủ tướng thực hiện. Điều này giúp cho dư luận không phải chỉ trích rằng, Tổng bí thư “lạm quyền”.

Ông Tổng bí thư đã có “Tam Trụ Hưng Yên” với sức mạnh hủy diệt, tuy nhiên, những gì Tam Trụ Hưng Yên làm là thể hiện quyền lực trong bóng tối. Ngoài ánh sáng thì Lương Tam Quang chỉ là Bộ trưởng dưới quyền Thủ tướng, Nguyễn Duy Ngọc chỉ là Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương không thể chính thức ngồi chung mâm với những nhân vật chủ chốt cao nhất của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Bậy nên, ông Tổng bí thư cần phải hoàn toàn kiểm soát thượng tầng, từ trong bóng tối, lẫn ngoài ánh sáng. Vậy nên, việc kiểm soát luôn các Tứ trụ còn lại mà mục tiêu tối thượng của ông Tổng bí thư họ Tô.

Tô Lâm và phe Hưng Yên đang rất mạnh nhưng không có nghĩa là ông ông gặp khó khăn. Việc đánh gục Võ Văn Thưởng, Vương Đình Huệ và Trương Thị Mai một cách dễ dàng không có nghĩa là ông Tổng bí thư có thể hạ bất kỳ ai cũng được.

Phạm Minh Chính từng là đối thủ ngang tài ngang sức với Tô Lâm, giờ đây ông Thủ tướng có phần lép vế. Tuy nhiên, bài toán phế truất ông Thủ tướng vẫn là thử thách rất khó vượt qua. Một người mà đã trụ được đến năm thứ 5 của nhiệm kỳ đầy sóng gió, Tô Lâm chớ xem thường!

Thái Hà -Thoibao.de