Đại tướng Phan Văn Giang đang nổi lên, trở thành thế lực đối đầu Đại tướng Tô Lâm?

Hội Nghị Trung ương lần thứ 11 vừa qua cho thấy, thế lực ông Phan Văn Giang đang dần lấy lại sức mạnh trên chính trường. Trong khi đó thế chẻ tre của Tô Lâm đang bị chặn lại khiến cho những trận thư hùng thời gian tới thêm hấp dẫn. Phan Văn Giang và Tô Lâm, hai ông đại tướng, mỗi ông đang nắm 1 thanh kiếm của chế độ. Nếu thành đối thủ chính trị của nhau thì sao?

Từ sau Hội nghị Thành Đô, các đời Tổng bí thư nói riêng và các Tứ trụ nói chung đều có chung một công thức, đó là luôn tìm kiếm sự ủng hộ từ Bắc Kinh. Hầu như ai cũng muốn Thiên triều chiếu cố để củng cố vị trí trong nước. Ngay cả ông Vương Đình Huệ khi bị Tô Lâm đánh cũng tìm cách sang Bắc Kinh cầu cứu nhưng bất lực.

Tô Lâm lên ngôi có để lại dấu ấn rất dễ bị nhầm lẫn là “chống Tàu”. Ông dám thắp nhang nghĩa trang liệt sỹ Vị Xuyên nhưng dường như nó chỉ là hành động lấy lòng dân chứ không phải thái độ cứng rắn với Tập Cận Bình. Dưới thời Tô Lâm, Việt Nam đang dần trở nên phụ thuộc hơn nữa với Trung Quốc. Khoản vay xây dựng đường sắt, quyết định lập thêm 10 đặc khu kinh tế nữa, mua báy bay Trung Quốc và quan trọng nhất là ký 45 văn kiện bí mật với Tập Cận Bình mà dân không biết nội dung là gì.

Trước đây, số lượng văn kiện mà ông Nguyễn Phú Trọng ký một lần với Tập Cận Bình không nhiều đến như vậy. Và đáng nói, có những văn kiện dưới thời ông Trọng không quá kín như dưới thời ông Tô Lâm. Ví dụ như việc thỏa thuận để cho Trung Quốc đào tạo cán bộ nguồn của Đảng Cộng Sản Việt Nam.

Với tướng Phan Văn Giang thì khác, xem ra ông Giang công khai ngả về Trung Quốc mà không cần phải có những hành động mang tính che đậy như Tô Lâm. Mới đây, ông Bộ Trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam ngỏ lời mời hẳn Trung Quốc tham gia duyệt binh cùng quân đội Việt Nam nhân ngày 30/4.

Chính trường Việt Nam trước đây là những trận thư hùng của những người ngoài lực lượng vũ trang thì nay đã chuyển hướng. Khả năng cao là đến nhiệm kỳ 2026-2031 sẽ là những trận chiến giữa 2 ông tướng, một tướng công an và một tướng quân đội. Tương lai không xa chính trường Việt Nam sẽ bị chi phối những ông võ tướng chứ không còn là trận đấu giữa những ông quan văn như trước.

Trong lịch sử, võ tướng thường có tư tưởng cứng rắn. Tuy nhiên, qua những gì 2 ông võ tướng hàng đầu trên chính trường thể hiện, sự cứng rắn của họ có chăng chỉ là sự cứng rắn với nhân dân với đồng chí với nhau, còn với ngoại bang họ vẫn “mềm mỏng” theo kiểu ngoại giao cây tre. Họ chủ yếu vẫn tìm cách vuốt ve Bắc Kinh để được yên ổn tranh hùng trong nước.

Ông Tô Lâm đang nuôi tham vọng biến Việt Nam thành “kỷ nguyên vươn mình” và ông đang cố thực hiện nó bằng sự xáo trộn lớn trong bộ máy Chính quyền. Việc làm này gây thiệt hại không ít đến các thế lực khác. Có thể nói, Tô Lâm đang gây thù chuốc oán với không ít đồng chí. Đặc biệt là với nhóm Nghệ An, Tô Lâm đã làm tổn thương nặng.

Nhiệm kỳ tới, rất khó để nhóm Nghệ An có thể đối đầu được với nhóm Hưng Yên. Tuy nhóm này đã thất thế hoàn toàn so với Hưng Yên nhưng không thể vô hại với Hưng Yên, mà ngược lại, nó còn có khả năng tiềm ẩn nguy cơ. Bởi nếu có thế lực khác dám đối đầu Hưng Yên, họ kết nối với Nghệ An thì phe Hưng Yên không dễ đối phó. Trong chính trường, không có kẻ thù mãi mãi, chỉ có quyền lợi là mãi mãi.

Khi Phan Văn Giang xây dựng được bộ khung trong quân đội đủ sức cân bằng với Hưng Yên, thì ông Giang sẽ nhận được nhiều hơn thế. Rất có thể ông sẽ nhận được sự ủng hộ các thế lực lớn đang bị Tô Lâm chèn ép.

Đáng nói, ômg Giang đang muốn tỏ lòng trung thành với Bắc Kinh còn hơn cả Tô Lâm. Đó là lợi thế không nhỏ.

Hoàng Phúc -Thoibao.de