Việt Nam bắt giữ người từng được xem là ‘anh hùng môi trường’

Link Video: https://youtu.be/8o28NDw8Hgs

Công an TP.Hà Nội loan báo rằng họ vừa khởi tố, bắt tạm giam bà Ngụy Thị Khanh, Giám đốc Trung tâm phát triển sáng tạo xanh GreenID, để điều tra hành vi trốn thuế.

Thông tin công bố sáng ngày 9/2, nói Cơ quan An ninh điều tra Công an TP.Hà Nội vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với bà Ngụy Thị Khanh (46 tuổi, trú Q.Nam Từ Liêm, Hà Nội) để điều tra về hành vi “trốn thuế“, quy định tại điều 200 bộ luật Hình sự.

Năm 2018, bà Khanh là người Việt đầu tiên nhận giải thưởng Môi trường Goldman, giải thưởng lớn nhất thế giới dành cho các nhà hoạt động môi trường cơ sở.

Truyền thông Việt Nam từng gọi bà là “anh hùng môi trường” qua công tác về kết nối mạng lưới môi trường, từ năng lượng xanh đến ô nhiễm không khí.

Giải thưởng Goldman ghi nhận họ trao giải cho bà vì nỗ lực giúp Việt Nam loại bỏ được 115 triệu tấn khí thải carbon dioxide mỗi năm.

Trả lời báo chí, bà Khanh từng giải thích: “Con số 115 triệu tấn khí thải carbon dioxide mà Ban Chấm giải ước tính là lượng phát thải tránh được khi Chính phủ cắt bỏ 20.000 MW nhiệt điện than trong Quy hoạch điện 7 điều chỉnh.

Kết quả này không chỉ là nỗ lực của tôi mà còn của các đồng sự tại Green ID, nhiều chuyên gia và Bộ, ngành cùng cởi mở trao đổi đi đến đồng thuận.”

Nhưng có lẽ tôi và GreenID được nhắc đến là bởi chúng tôi đã theo đuổi đến cùng mục tiêu này và cũng là nhóm duy nhất đưa ra con số mục tiêu cần cắt giảm.”

Theo tiểu sử, bà Ngụy Thị Khanh sinh ra trong một gia đình nông thôn tại Bắc Am, một ngôi làng ở miền Bắc Việt Nam.

Giải Goldman nói lớn lên gần một nhà máy nhiệt điện than, bà Khanh đã phải chịu đựng ô nhiễm và bụi do hoạt động của nhà máy này gây ra và chứng kiến nhiều người trong khu vực mắc bệnh ung thư.

Bà Khanh theo học lịch sử, tiếng Pháp và ngoại giao và từng dự định trở thành một nhà ngoại giao.

Tuy nhiên, bà đam mê với lĩnh vực môi trường và sau khi tốt nghiệp đại học, bắt đầu làm về bảo tồn tài nguyên nước và phát triển cộng đồng cho một tổ chức phi lợi nhuận nhỏ của Việt Nam.

Ảnh: bà Ngụy Thị Khanh, Giám đốc Trung tâm phát triển sáng tạo xanh GreenID

Năm 2011, bà thành lập Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID) nhằm thúc đẩy phát triển năng lượng bền vững ở Việt Nam, quản lý tốt hơn tài nguyên nước, không khí và phát triển xanh.

Bà đồng thời là thành viên sáng lập Liên minh năng lượng bền vững Việt Nam, một mạng lưới gồm 11 tổ chức Việt Nam và quốc tế hoạt động trong lĩnh vực môi trường và xã hội cùng hợp tác về các vấn đề năng lượng khu vực.

Bà Ngụy Thị Khanh sinh năm 1976. Vào thời điểm bị bắt, bà vẫn đang là Giám đốc GreenID.

Hai ông Mai Phan Lợi và Đặng Đình Bách bị bắt nhằm ngăn chặn tiến trình hình thành Nhóm Tư vấn dân sự trong nước

Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam (VCHR) vào ngày 8/7 ra thông cáo báo chí nhận định rằng việc bắt giữ nhà báo Mai Phan Lợi và luật gia Đặng Đình Bách của chính phủ Việt Nam là biện pháp nhằm ngăn chặn tiến trình hình thành ‘Nhóm Tư vấn trong nước (DAG)’.

Nhóm này bao gồm các xã hội dân sự độc lập theo qui định của Hiệp ước Mậu dịch Tự Do Liên Âu-Việt Nam (EVFTA).

Thông cáo báo chí của VCHR nhắc lại việc Công an Hà Nội vào ngày 2/7 cho công bố việc bắt giam hai nhà hoạt động xã hội dân sự là nhà báo Mai Phan Lợi và luật sư Đặng Đình Bách với cáo buộc trốn thuế.

Ông Mai Phan Lợi là Chủ tịch ‘Hội đồng Khoa học Trung tâm Truyền thông Giáo dục Cộng đồng (MEC)’.

Ảnh: website của Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID)

Còn ông Đặng Đình Bách là Giám đốc ‘Trung tâm Nghiên cứu Pháp luật & Chính sách Phát triển Bền Vững (LPSD)’.

Cả hai ông Mai Phan Lợi, 50 tuổi, và Đặng Đình Bách, 43 tuổi, đều bị khởi tố tội ‘trốn thuế’ theo Điều 200, Bộ Luật Hình sự năm 2015.

Mức án cao nhất về tội này này có thể lên đến bảy năm tù giam.

Theo VCHR, tội ‘trốn thuế’ từng được cơ quan chức năng Việt Nam sử dụng để bắt giam một số nhà hoạt động xã hội tại Việt Nam công khai chỉ trích Chính phủ trong những năm qua như trường hợp Luật sư Lê Quốc Quân, blogger Điếu Cày Nguyễn văn Hải, nhà báo Trương Duy Nhất…

Tuy vậy, cũng theo VCHR, đây là lần đầu tiên Chính phủ Hà Nội nhắm vào hai người từng hoạt động công khai với những dự án bền vững, có đăng ký với Nhà nước và được cộng đồng quốc tế hỗ trợ.

Hai ông Mai Phan Lợi và Đặng Đình Bách là thành viên trong Ban Điều Hành Mạng lưới VNGO-EVFTA.

Mạng lưới này bao gồm bảy tổ chức xã hội dân sự và hình thành vào tháng 11 năm ngoái. Mục đích của Mạng lưới VNGO-EVFTA được cho biết nhằm phổ biến thông tin về Hiệp định Mậu dịch Tự do Liên Âu- Việt Nam (EVFTA), sự hình thành các xã hội dân sự Việt Nam, và DAG.

Ban Tư vấn trong nước (DAG) được thiết lập theo qui định tại Chương Mậu dịch và Phát triển Bền vững của EVFTA.

Ban Tư vấn Liên Âu (EV DAG) đã được thành lập vào tháng 12/2020 và đã tiến hành hai lần hội nghị. Riêng Ban Tư vấn Việt Nam (VN DAG) đến nay vẫn chưa được thiết lập.

Ảnh: Luật gia Đặng Đình Bách, Giám đốc Trung tân Nghiên cứu Pháp luật & Chính sách Phát triển Bền vững (LSPD)

Toà án ở Hà Nội hôm 24/1 kết án ông Đặng Đình Bách, giám đốc một tổ chức phi chính phủ và luật sư bảo vệ quyền môi trường, 5 năm tù về tội “trốn thuế”, chưa đầy 2 tuần sau khi nhà báo Mai Phan Lợi bị tuyên nhiều năm tù cùng tội danh.

Ông Bách và ông Lợi, đều là những thành viên nhóm Tư vấn của Việt Nam về Hiệp định Thương mại Tự do với Liên minh châu Âu (EVFTA), cùng bị bắt giam vào ngày 2/7/2021 và cùng bị truy tố vào tháng 12 cùng năm với cáo buộc “trốn thuế.”

Theo cáo trạng được được đưa ra tại Toà án Nhân dân TP Hà Nội hôm 24/1, ông Bách, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu pháp luật và chính sách phát triển bền vững (LPSD), bị kết tội là có “liên hệ với các tổ chức nước ngoài, đàm phán nhận các khoản tiền tài trợ để triển khai nhiều chương trình, dự án mà (ông) Bách cho là phù hợp với tôn chỉ, mục đích hoạt động của Trung tâm LPSD.”

Cáo trạng được Vietnam Plus của TTXVN trích dẫn cho biết, Trung tâm LPSD – một tổ chức khoa học công nghệ chuyên nghiên cứu khoa học và triển khai các đề tài, dự án thuộc lĩnh vực pháp luật và chính sách phát triển bền vững – đã nhận số tiền hơn 10 tỷ đồng từ các tổ chức trong và ngoài nước.

Cáo trạng còn nói rằng Trung tâm LPSD do ông Bách, 44 tuổi, đứng đầu “đã nhiều lần không nộp hồ sơ khai thuế, trốn thuế, bỏ ngoài sổ sách các khoản tiền nhận từ nước ngoài.”

Theo VOV, trung tâm của ông Bách bị cáo buộc trốn thuế hơn 1,3 tỷ đồng.

Trước đó hôm 11/1, TAND thành phố Hà Nội cũng xét xử vụ án “trốn thuế” đối với ông Lợi, nguyên chủ tịch hội đồng khoa học Trung tâm truyền thông giáo dục cộng đồng (MEC), và tuyên 4 năm tù cho cựu phó tổng thư ký toà soạn báo Pháp Luật.

Ảnh: nhà báo Mai Phan Lợi

Ông Lợi, 51 tuổi, từng là một trong những đại diện xã hội dân sự gặp mặt Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Hà Nội hồi tháng 5/2016.

Ông Bách và ông Lợi bị bắt sau khi nộp đơn tham gia Mạng lưới VNGO-EVFTA, một nhóm gồm 7 tổ chức dịch vụ cộng đồng được thành lập để phối hợp các hoạt động liên quan đến EVFTA.

Ngay sau khi hai nhà hoạt động dân sự này bị bắt, Nhóm Tư vấn của EU về EVFTA vào ngày 14/7/2021 đã gửi một bức thư đến Phó Chủ tịch Uỷ ban châu Âu phụ trách thương mại, Valdis Dombrovskis, và Phó Tổng vụ trưởng Tổng vụ Thương mại, Denis Redonnet, nêu quan ngại về việc này.

Bức thư nói rằng ông Lợi và ông Bách bị công an bắt giam sau khi nộp đơn xin làm thành viên Nhóm Tư vấn của Việt Nam, được thành lập theo Chương 13 của EVFTA.

Cũng theo lá thư do bà chủ tịch của Nhóm Tư vấn của EU ký tên, ông Lợi và ông Bách đều là thành viên trong Ban Điều hành Mạng lưới VNGO-EVFTA bao gồm 7 tổ chức xã hội dân sự, trong đó có LPSD và MEC, được thành lập vào tháng 11/2020 nhằm phổ biến và thông tin về hiệp định EVFTA cũng như sự cấu thành của xã hội dân sự ở Việt Nam.

Lá thư nhắc tới việc ông Bách là người bảo vệ sinh thái ít được biết tiếng trong giới bất đồng chính kiến ở Việt Nam vì ông tập trung hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nhằm giúp đỡ cộng đồng hiểu biết và bảo vệ các quyền của mình.

Trong khi đó ông Lợi là người từng điều hành trang Facebook “Góc nhìn báo chí – công dân” và “Diễn đàn Nhà báo trẻ”, và bị thu hồi thẻ nhà báo vào năm 2016 vì “xúc phạm nghiêm trọng danh dự Quân đội Nhân dân Việt Nam” qua vụ thăm dò ý kiến về lý do máy bay CASA 212 của hải quân Việt Nam mất tích.

Trung Nam – Thoibao.de (Tổng hợp)


Triệu lời CẢM ƠN!

Hàng triệu người đã xem tin tức và các chương trình của chúng tôi. Ngày càng có nhiều người lựa chọn ủng hộ chúng tôi. Bởi vì cần có một tiếng nói độc lập, phản biện trên các phương tiện truyền thông cho Việt Nam.

Với sự ủng hộ của các bạn, sẽ giúp cho mọi người truy cập thoibao.de miễn phí. Bởi vì chúng tôi xem báo chí không chỉ là sản phẩm truyền thông, mà còn là hoạt động có ích cho cộng đồng.

Đã có hàng chục triệu lượt người mỗi tháng không phải trả bất kỳ khoản nào để xem tin tức trên thoibao.de, nhưng các bạn cũng biết, để có báo chí chất lượng thì chúng tôi phải đầu tư rất nhiều. Đó là lý do tại sao chúng tôi cần sự hỗ trợ từ các bạn và người những ủng hộ.

1/ Qua Paypal, Visa, Mastercard, America Experess, Sepa Lastschrift: 

QR Code tài trợ:

2/ Qua chuyển khoản ngân hàng:

Tên tài khoản: Thoibao.de

IBAN: DE36 1005 0000 0190 636319

SWIFT: BELADEBE

Địa chỉ: Berliner Sparkasse, Ostseestr. 109, 10409 Berlin, Germany

Khi tài trợ hay chuyển khoản, các bạn ghi dòng chữ: Ủng hộ thoibao.de

Trân trọng cám ơn

Lê Trung Khoa – TBT Thoibao.de. E-Mail: [email protected]  Viber / WhatsApp / Telegram / Signal : +49 170 2363084


>>> Lư hương Đức Thánh Trần: Liệu chính quyền có đủ khôn ngoan?

>>> Chủ tịch nước Việt Nam làm lễ Tịch điền ở Hà Nam với “trâu giả hổ”

>>> Đụng đến công an thì dân luôn sai?!

Con trai cố Tổng Bí Thư Lê Duẩn: “Chúng ta cùng hỏi nhân dân!”


Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT