Link Video: https://youtu.be/JIWtCCEZO4o
Vụ Chuyến bay giải cứu xảy ra từ đầu tháng 9 năm 2020 đến cuối năm 2021 là thời gian Vietnam Airlines và các hãng bay khác tổ chức nhiều đợt “bay giải cứu” để trục lợi. Mà khi bay giải cứu là lúc Cục Lãnh Sự của Bộ Ngoại Giao tiến hành nhận hối lộ tiếp tay cho rò lừa dối khách hàng, lừa dối kiều bào đang khó khăn.
Người đứng đầu Bộ Ngoại Giao khi bắt đầu xảy ra tiêu cực là ông Phạm Bình Minh. Tuy nhiên từ ngày 8/4/2021 thì người đứng đầu Bộ Ngoại Giao là ông Bùi Thanh Sơn, trong khi đó tiêu cực diễn ra đến gần hết năm 2021 mới phát hiện. Như vậy vụ đưa nhận hối lộ tại Cục Lãnh sự Bộ Ngoại Giao phải có trách nhiệm của ông Bùi Thanh Sơn chứ không chỉ riêng ông Phạm Bình Minh. Tuy nhiên, cho tới bây giờ, tên tuổi ông Bùi Thanh Sơn vẫn chưa được xướng lên. Đấy là câu hỏi mà người dân đang thắc mắc.
Lẽ ra cả hai ông Phạm Bình Minh và Bùi Thanh Sơn chịu trách nhiệm thì đằng này ông Nguyễn Phú Trọng đang chú tâm nhắm vào ông Phạm Bình Minh để triệt hạ. Đã có kết luận sai phạm của ông Phạm Bình Minh, vấn đề là đến lúc nào công bố công khai mà thôi.
Như những bản tin trước, Thoibao.de đã cho biết lý do tại sao ông Tổng lại nhắm vào Phạm Bình Minh? Nguyên nhân là Phương Bắc không muốn con trai ông Nguyễn Cơ Thạch vào Tứ Trụ. Đó là nhiệm vụ với ông Tổng và ông Tổng phải ưu tiên vấn đề đấy trước, còn vấn đề tieu cực của Bùi Thanh Sơn ông Tổng cho là nhỏ chưa đề cập tới.
Không nhắc đến sai Phạm của Bùi Thanh Sơn không có nghĩa là ông Tổng bỏ qua. Có thể đợi đến khi ngọn lửa mang tên “Chuyến Bay Giải Cứu” bùng cháy và lan rộng như Việt Á hiện nay thì thế nào nó cũng cháy đến nhà Bùi Thanh Sơn. Cho nên, mỗi khí có tin bắt bớ, có tin Bộ Chính Trị nhóm họp thì ông Bùi Thanh Sơn khó mà bình chân như vại được.
Ngày 27 tháng 1 năm 2022, ông Bùi Thanh Sơn đã ra quyết định đình chỉ công tác đối với 4 quan chức thuộc Cục Lãnh sự gồm: Cục trưởng Nguyễn Thị Hương Lan, Phó Cục trưởng Đỗ Hoàng Tùng, Chánh Văn phòng Cục Lê Tuấn Anh và Phó trưởng Phòng Bảo hộ công dân Lưu Tuấn Dũng. Ông Bùi Thanh Sơn cách chức những người này là do áp lực từ Bộ Công An chứ không phải ông Bùi Thanh Sơn tự tay trừng phạt thuộc hạ vì làm sai.
Nếu không có Bộ Công an vào cuộc để điều tra thì chắc chắn những quan chức trên sẽ bình chân như vại như không có chuyện gì xảy ra. Được biết Tô Lâm cùng với ông Tổng áp lực và Bộ Công An chực chờ ông Bùi Thanh Sơn vừa ký quyết định đình chỉ là họ bắt ngay trong ngày để tránh xảy ra trường hợp thông đồng về khai nhận giữa người chưa bị lộ và người bị lộ trong Bộ Ngoại Giao. Hành động bắt gấp gáp cho thấy, Bộ Công An không tin phần còn lại của Bộ Ngoại giao trong sạch.
Hiện nay số phận ông Bùi Thanh Sơn phụ thuộc rất lớn vào lời khai của những người bị bắt. Vụ án mới bắt đầu mở rộng, chưa thể chắc chắn rằng ông Bùi Thanh sơn sẽ thoát. Cần phải có thời gian để quan sát xem vụ án sẽ mở rộng tới đâu.
Vụ án Việt Á kiếm 4000 tỷ, vụ án bay giải cứu cũng kiếm 4000 tỷ từ 2000 chuyến bay, không thể nói vụ án chuyến bay giải cứu nhẹ hơn được. Vì vụ án này được tiến hành xử lý sau nên nó chưa lở loét rộng ra như vụ Việt Á.
Có người cho rằng, có thể vụ chuyến bay giải cứu sẽ liên quan đến nhiều bộ, ban ngành hơn cả vụ Việt Á. Đấy là điềm báo không tốt cho các cơ quan khác, đặc biệt là Bộ Giao Thông Vận tải và Văn Phòng Chính Phủ.
Việc ông Tổng nhắm vào Phạm Bình Minh mà chưa chú ý đến Bùi Thanh Sơn, có ý kiến cho rằng, ông Bùi Thanh Sơn chưa tới lượt chứ không phải ông thoát được. Sự thật ra sao thì chờ và quan sát thì sẽ rõ.
Phạm Hưng – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Bão đang đổ bộ vào Bộ Ngoại Giao, nhà Phạm Bình Minh sẽ “bay nóc” nếu không cẩn thận
>>> Bí ẩn đằng sau ý đồ triệt hạ Phạm Bình Minh, sự thật từ người cha quá cố
Chưa chính thức thay Nguyễn Văn Thể, ông Trần Văn Sơn có dấu hiệu “đứt gánh”?