Vụ Vạn Thịnh Phát bộc lộ những yếu kém trong quản lý, cản trở tăng trưởng của Việt Nam

Link Video: https://youtu.be/otEzeyVspHw

Ngày 5/12, trang mạng scmp.com đăng bài “Vụ Vạn Thịnh Phát – SCB – Trương Mỹ Lan: Tham nhũng, quản lý kinh tế kém sẽ cản trở sự tăng trưởng của Việt Nam”, của Giáo sư Zachary Abuza. Bài viết được dịch giả Cù Tuấn dịch và báo Tiếng Dân đăng tải.

Theo tác giả, vụ điều tra Vạn Thịnh Phát do bà Lan làm Chủ tịch, đặt ra những vấn đề rất quan trọng về nỗ lực quản lý kinh tế và chống tham nhũng của Việt Nam.Năm 2011, ba ngân hàng thương mại nhỏ bị mất thanh khoản. Ba ngân hàng này có điểm chung: cho vay bất động sản chiếm phần lớn, hệ thống kiểm soát nội bộ lỏng lẻo, có rất nhiều các khoản nợ xấu và từng trải qua các đợt bị rút vốn hàng loạt. Điều quan trọng nhất là, cả ba ngân hàng này đều do bà Lan bí mật kiểm soát, thông qua những người của bà ta chỉ định.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã sắp xếp để 3 ngân hàng này sáp nhập, thành Ngân hàng SCB, nhưng bà Lan không phải chịu hậu quả pháp lý nào. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi 12 năm sau, cũng chính Ngân hàng đó, thuộc sở hữu của cùng một người, lặp lại vụ lừa đảo tương tự, nhưng ở quy mô lớn hơn nhiều.

Tác giả bình luận, Việt Nam là điểm đến thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.

Nhưng trường hợp của bà Lan – Vạn Thịnh Phát – SCB sẽ là lời nhắc nhở rằng, tình trạng tham nhũng tràn lan và thái độ không sẵn sàng giải quyết các vấn đề cơ bản trong hệ thống ngân hàng, cũng như cải thiện quản lý kinh tế, sẽ cản trở sự tăng trưởng của Việt Nam.

Tác giả nhận xét, quy mô của vụ lừa đảo Vạn Thịnh Phát thật ngoạn mục. Vậy trường hợp này nói lên điều gì về quản lý kinh tế của Việt Nam?

Đầu tiên, các cơ quan quản lý của Việt Nam đã tỏ ra choáng ngợp trước sự tăng trưởng của nền kinh tế. Việc dễ dàng thành lập các tập đoàn vỏ bọc, sở hữu chéo phức tạp và thiếu thẩm định, đã dẫn đến vụ tham ô lớn tại SCB.

Đây là một thất bại nặng nề của việc giám sát. Tuy nhiên, không có lãnh đạo cấp cao nào trong Chính phủ hay Ngân hàng Nhà nước bị mất việc, vì vụ bê bối Vạn Thịnh Phát – SCB.

Hình: Bài bình luận trên trang scmp.com

Thứ hai, hệ thống ngân hàng rất mong manh. Nhiều tập đoàn bất động sản đều có các ngân hàng liên kết trong hệ sinh thái, để tận dụng vốn vay. Bất kỳ sự sụp đổ tiếp theo nào cũng sẽ kéo theo tình trạng rút hàng loạt vốn ra khỏi ngân hàng. Và do bà Lan và bong bóng bất động sản, Chính phủ Việt Nam đã thắt chặt thị trường trái phiếu thương mại.

Trong vụ SCB, Ngân hàng Nhà nước đã can thiệp và bảo lãnh tiền gửi, nhưng không rõ, liệu nó có đủ nguồn lực hoặc sự nhạy bén để đáp ứng với nhiều đợt rút vốn hàng loạt ra khỏi ngân hàng, xảy ra cùng lúc hay không.

Ngân hàng Trung ương Việt Nam gần đây đã trình Chính phủ phê duyệt kế hoạch tái cơ cấu SCB, và vào tháng 9, đã bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng Quản trị mới. Tuy nhiên, Ngân hàng này vẫn phải gánh các khoản nợ xấu của Vạn Thịnh Phát.

Thứ ba, tham nhũng rất phổ biến. Tham nhũng liên quan đến nhân viên Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan Chính phủ, đặt ra những câu hỏi quan trọng về năng lực và tính liêm chính của các cơ quan quản lý.

Nếu bà Trương Mỹ Lan đã hối lộ các cơ quan quản lý ngân hàng, vậy thì, 40 tổ chức tài chính khác trong nước có thể cũng đã làm điều tương tự.

Việc thành lập SCB vào năm 2011 lẽ ra đã khiến các cơ quan quản lý phải chú ý, tuy nhiên, họ đã bỏ qua tất cả các dấu hiệu cảnh báo cũng như quyền sở hữu ẩn danh của bà Lan.

Cuối cùng, nhà chức trách vẫn chưa sẵn sàng đưa ra câu trả lời, về cách mà bà Lan có được quyền mua các khu đất thuộc sở hữu nhà nước, trong đó có một số khu đắt tiền ở quận 1, thành phố Hồ Chí Minh, nơi cần có các mối quan hệ chính trị mới mua được.

Tác giả cho biết thêm, bà Trương Mỹ Lan đã bị tình nghi ít nhất 5 năm, nhưng chỉ đến năm 2022 mới bị bắt. Không có lời giải thích chính thức tại sao, nhưng có nhiều nghi ngờ rằng, bà Lan có quá nhiều thông tin về các chính trị gia, liên quan đến các hoạt động kinh doanh mờ ám, nhằm trục lợi từ thị trường bất động sản.

Và cuộc điều tra đã dừng lại ở đó.

Hình: Bài dịch đăng trên báo Tiếng Dân

Quang Minh

>>> Bịt lỗ hổng dừng đại án Vạn Thịnh Phát: Tổng Trọng sẽ trảm 2 lãnh đạo cấp cao là ai?

>>> Nợ luật biểu tình, hốt Lưu Bình Nhưỡng, chặn ý dân. Tô nhận lệnh ai tuyên chiến với dân?

>>> Thủ Tướng hay ngài “ngờ nghệch”? Bơm xe nhưng không biết mở van!

>>> Bộ Công an: “thổi nồng độ cồn” để phục vụ nhân dân, đừng biến thành cơ hội kiếm chác?

Chùa Khmer Krom ở Vĩnh Long bị sách nhiễu

Kasse animation 7.8.2023