Kỷ luật Bảy Phúc kèm theo các nghi can vụ án Sài Gòn Đại Ninh cho thấy điều gì?

Tháng 1/2023, ông Nguyễn Xuân Phúc đã bị Quốc hội miễn nhiệm chức Chủ tịch nước, với lý do đã gây hậu quả rất nghiêm trọng, và phải chịu trách nhiệm chính trị của người đứng đầu. Mặc dù khẳng định, ông Phúc đã gây hậu quả rất nghiêm trọng, nhưng cho đến nay vẫn chưa có kết luận cụ thể.

Theo thông báo, Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ kết luận chung chung, “vi phạm của ông Nguyễn Xuân Phúc có liên quan đến chức trách, nhiệm vụ được giao, trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực”.

Dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, những nhân vật trong bộ máy “Tứ trụ”, như Nguyễn Xuân Phúc, Võ Văn Thưởng, Vương Đình Huệ và bà Trương Thị Mai…, dù mắc khuyết điểm nghiêm trọng. Nhưng vẫn được hạ cánh an toàn, bằng việc chủ động nhận trách nhiệm và xin thôi chức.

Tuy nhiên, dưới thời Tổng Bí thư Tô Lâm, mọi chuyện đã thay đổi. Đầu tháng 12/2024, ông Tô Lâm cho biết, Bộ Chính trị sẽ xử lý kỷ luật cảnh cáo đối với các lãnh đạo chủ chốt của Đảng.

Ngay sau đó, cựu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ là nhân vật đầu tiên bị gọi tên với mức kỷ luật cảnh cáo. Đến ngày 13/12, Bộ Chính trị, cũng ra quyết định kỷ luật cảnh cáo với ông Nguyễn Xuân Phúc.

Thông thường, việc các lãnh đạo cấp cao bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị kỷ luật sẽ được thông báo cụ thể nguyên nhân, để Bộ Chính trị xem xét, và quyết định hình thức kỷ luật.

Nhưng đối với trường hợp của ông Nguyễn Xuân Phúc, quy trình từ Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị đến Bộ Chính trị đã không được đưa tin, cho đến khi Bộ Chính trị ra hình thức kỷ luật. Đây là một điều được cho là hết sức bất thường.

Trước đó, đã có những đồn đoán về mối quan hệ rất xấu giữa ông Nguyễn Xuân Phúc với Bộ Công an và tướng Nguyễn Văn Hưởng, Thủ trưởng trực tiếp của ông Tô Lâm.

Do đó, đã có các thông tin cho rằng, ông Nguyễn Xuân Phúc có thể đối mặt với nguy cơ bị khởi tố, và bắt giam sau khi Bộ Chính trị đưa ra kết luận cuối cùng. Nhưng điều đó đã không xảy ra.

Gần đây, cái tên Nguyễn Xuân Phúc được dư luận nhắc đến khá nhiều, khi cựu Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng bị khởi tố bắt giam. Ngoài ra, trong thông báo kỷ luật ông Phúc của Bộ Chính trị còn nhắc đến tên 2 cựu Ủy viên Bộ Chính trị là ông Trương Hòa Bình, và bà Trương Thị Mai. Đây là các nhân vật có liên quan đến vụ án tại Công ty Sài Gòn Đại Ninh.

Hiện tại, chưa có bằng chứng cụ thể về việc ông Nguyễn Xuân Phúc trực tiếp tham gia vào các sai phạm trong vụ án Sài Gòn Đại Ninh. Nhưng thời điểm đó, ông Phúc là Thủ tướng Chính phủ, nên có thể phải chịu trách nhiệm người đứng đầu.

Theo giới thạo tin suy đoán, đại gia Nguyễn Cao Trí đã sử dụng mối quan hệ của mình với các lãnh đạo cấp cao, đã sang tay được dự án Sài gòn Đại Ninh và hưởng chênh lệch đến 27 ngàn tỷ đồng.

Cũng theo tin đồn đoán, việc lót tay cho các lãnh đạo Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hoà Bình, và bà Trương Thị Mai lên đến một vài trăm tỷ, vì có công gia hạn dự án,  là chuyện bình thường. Cụ thể, ông Nguyễn Xuân Phúc được cho là đã nhận 1.000 tỷ, Trương Hòa Bình nhận 200 tỷ, còn số tiền chi cho bà Trương Thị Mai vẫn chưa xác định được cụ thể.

Theo suy đoán, đây chính là lý do, việc Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật ông Nguyễn Xuân Phúc, lại kéo theo ông Trương Hòa Bình và bà Trương Thị Mai.

Theo nguồn thạo tin, ông Nguyễn Xuân Phúc đang ra sức chạy chọt Tổng Bí thư Tô Lâm và Bộ Công an, để thoát không bị khởi tố.

Và nếu ông Nguyễn Xuân Phúc không bị truy tố, có nghĩa là việc chạy án đã thành công. Nghĩa là tiền bạc của Bảy Phúc đã chảy hết sang túi của Tô Lâm và các đàn em. Bởi tất cả các tội trạng của Bảy Phúc đều do Tô Lâm toàn quyền quyết định.

Đó là lý do, quyết định kỷ luật cảnh cáo đối với Nguyễn Xuân Phúc của Tổng Bí thư Tô Lâm, đã làm cho nhiều người thất vọng. Và liệu đây sẽ là quyết định cuối cùng để ông Nguyễn Xuân Phúc đã thoát tội hay không?

 

Trà My – Thoibao.de