Hội nghị Trung ương 11, “hùng binh” Hưng Yên có dẫm nát ghế Thủ tướng?

Ngày 16/8/2024, Lương Tam Quang vào Bộ Chính tri, ngày 23/1/2025, Nguyễn Duy Ngọc vào Bộ Chính trị. Tức chỉ hơn 4 tháng, Hưng yên chỉ có 1 Ủy viên Bộ Chính trị tăng lên thành 3, trở thành địa phương có số Ủy viên Bộ Chính trị đông nhất hiện nay. Đáng nói là 2 Ủy viên Bộ Chính trị mới được bầu lại là 2 nhân vật rất có quyền lực. Ngày nay, Tam Trụ Hưng Yên còn mạnh hơn cả Tứ trụ Triều đình. Trong đó 2 nhân vật mới được bầu có quyền lực còn mạnh hơn Chủ tịch nước, thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội.

Nếu không có gì đột biến, ngày 10/4 sẽ diễn ra Hội nghị Trung ương lần thứ 11 của Trung ương Đảng khóa 13 này. Với sự hỗ trợ của Bộ Công an và Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Tô Lâm đang có cơ hội điều khiển cả Bộ Chính trị. Tuy nhiên, vẫn phải chờ xem Hội nghị diễn ra, 14 Ủy viên Bộ Chính trị có thể làm khó Tô Lâm được hay không?

Cho đến thời điểm này, nhân sự người Hưng Yên có khả năng được đưa vào Bộ Chính trị là Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến. Ông Chiến nếu được vào Bộ Chính trị thì xem như 99% sẽ là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Bởi chức Ủy viên Bộ Chính trị nặng ký hơn lon đại tướng của Nguyễn Tân Cương.

Bài toán Hoàn Xuân Chiến tuy cần nhưng chưa cấp bách. Bởi ông Chiến còn cơ hội để vào Bộ Chính Trị ngay khi Đại Hội 14 diễn ra vào đầu năm sau. Cấp bách hơn hết là trường hợp Trần Lưu Quang. Ông Trưởng ban Kinh tế Trung ương đang rất cần ghế Ủy viên Bộ Chính trị trước Đại hội, nếu không thì cơ hội sẽ vuột mất. Khi đó, ông Trần Lưu Quang sẽ không thể ứng cử ghế Thủ tướng ở Đại hội 14.

Tốc độ lớn mạnh của quân Hưng Yên rất nhanh. Với Lương Tam Quang và Nguyễn Duy Ngọc trong tay, khó ai chống lại được Tô Lâm. Trong xã hội mà quan chức nào cũng tham ô trục lợi từ chức quyền thì đó chính là nguồn dữ liệu khổng lồ cho Lương Tám Quang và Nguyễn Duy Ngọc khai thác. Bộ Công an và Ủy ban Kiểm tra Trung ương mà phối hợp nhịp nhàng thì sức mạnh của Hưng Yên rất đáng sợ.

Nhiều người đang trông ngóng Hội nghị Trung ương lần thứ 11 này diễn ra, bởi ván cờ “toàn thắng” cho quân Hưng Yên ở Đại hội 14 có khả thi hay không là trông cậy ở Hội nghị lần này. Cả Hoàng Xuân Chiến và Trần Lưu Quang đều tranh thủ vào Bộ Chính trị, nhưng trường hợp của Trần Lưu Quang cấp thiết hơn.

Trong Tứ Trụ mà Tổng bí thư nắm luôn ghế Thủ tướng thì quá đủ, 2 trụ còn lại sẽ chẳng còn chút quyền lực gì nữa, dù có tồn tại cũng như không. Trần Lưu Quang mà vào Bộ Chính trị ở Hội nghị Trung ương lần thứ 11 này thì xem như trên 90% sẽ là Thủ tướng. Đây là cơ hội cuối cho phe Tô Lâm giành lấy ghế Thủ tướng, và là cơ hội cuối cùng để 14 Ủy viên Bộ Chính trị còn lại chặn đà tiến của quân Tô Lâm.

Về phía Tô Lâm, ông cũng cần phải đánh mạnh và đánh nhanh. Chỉ có vậy thì việc triển khai những ý đồ lớn mới được suông sẻ. Cụ thể là chính sách tinh giản bộ máy Chính quyền và sáp nhập tỉnh, Tô Lâm cũng gặp phải cản lực không nhỏ từ Chính phủ của ông Phạm Minh Chính. Một khi quyền lực chưa đủ mạnh, ắt xảy ra hiện tượng trên bảo dưới không nghe thì sẽ hỏng hết chính sách lớn.

Tham vọng của Tô Lâm là “lưu danh sử sách” như là nhà “cải cách” bộ máy Chính quyền để nó hoạt động hiệu quả hơn. Đây là bài toán khó giải, và sẽ là không thể giải được nếu phe Tô Lâm không đủ mạnh để khiến tất cả đều phải biết sợ.

Đảng Cộng Sản phân nhiệm “Đảng lạnh đạo, Nhà nước quản lý”. Phần Đảng do Tô Lâm lãnh đạo là đương nhiên, nhưng phần nhà nước mà trong Nhà nước thì Chính phủ đóng vai trò cốt lõi. Nếu người đứng đầu Chính phủ là người của Tô Lâm thì việc lãnh đạo và quản lý mới thống nhất.

Tô Lâm đang rất muốn giành lấy ghế của Phạm Minh Chính cho đàn em, liệu có thành hay không? Hãy chờ xem.

Trần Chương -Thoibao.de