Tối 20/4, Chính quyền TP HCM cho tổ chức cái gọi là chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui” tại dinh Thống Nhất (tức Dinh Độc Lập trước đây). Đến tham dự có rất nhiều các vị đương nhiệm và về hưu. Ngoài ông Tô Lâm còn có công Phan Văn Giang và các vị tai to mặt lớn khác, trong các vị đã về hưu đáng chú ý là có ông Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Minh Triết và ông Lê Hồng Anh. Tuy nhiên, ông Trương Tấn Sang và Chủ tịch nước Lương Cường lại vắng mặt.
Một chương trình hoành tráng, đơn vị tổ chức không thể mời người này mà bỏ người kia được. Việc mời mọc mà thể hiện sự phân biệt đối với các nhân vật lớn ở Trung ương không phải là vấn đề đơn giản. Phận cấp dưới phải hiểu từ “biết điều”. Tốt hơn hết là mời tất cả, còn các vị được mời có tới dự hay không là quyền của họ. Nếu “quên” không chịu mời, ắt sẽ bị liệt vào loại ngả phe này chống phe kia. Thường thì phận bề tôi không có quyền chọn tỏ thái độ công khai được.
Có quan niệm cho rằng, đã mời Tô Lâm thì không thể không mời Lương Cường, đã mời ông Nguyễn Minh Triết thì không thể không mời Trương Tấn Sang. Vậy thì tại sao 2 vị quan trọng kia lại vắng mặt?
Sau Hội nghị Trung ương 11, phe Tô Lâm vẫn giữ thế mạnh như cũ, trong đó nhà Ba Dũng thắng lớn. Phe Phan Văn Giang cũng tiến được bước tiến đáng kể. Chỉ có phe Lương Cường là thất bại, còn đàn em của Tư Sang là Trương Hòa Bình lại bị đem lên thớt.
Đêm 20/4 ấy, giống ngày hội của những kẻ chiến thắng hơn là ngày hội của “toàn dân”. Bởi vì dân đã từng lên tiếng sự bất tiện của ngày hội ấy và đã bị trừng phạt. Chẳng dân nào mặm mà gì với ngày hội lãng phí tiền thuế của họ. Đó chỉ có thể là ngày hội của những kẻ mới giành được những miếng ngon trên bàn cờ chính trị. Có lẽ vì thế mà những kẻ chiến bại không muốn đến chăng?
Trần Thái Hưng -Thoibao.de