Bầu không khí ảm đạm tại Việt Nam, Trung Quốc và Đông Á

https://www.youtube.com/watch?v=dhAobIvBn2E

The New York Times mới đây đã đăng loạt bài về tình hình ảm đạm do dịch bệnh tại Đông Á nói chung và đặc biệt là Trung Quốc, nơi phát tán coronavirus ra toàn thế giới.

Trên khắp khu vực, từ Nhật Bản đến Thái Lan, các địa điểm du lịch, khách sạn, nhà hàng, cửa hàng lưu niệm đã ngừng hoạt động vì lo ngại dịch bệnh.
Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế hàng đầu của Việt Nam bình yên đến lạ thường hay rừng tre Arashiyama, một trong những địa điểm được ghé thăm nhiều nhất ở Kyoto, Nhật Bản, những ngày này đủ yên tĩnh để nghe thấy tiếng tre kêu trong gió.

Cáp treo Ngong Ping 360 ở Hồng Kông, thường ngày bay lượn trên đảo Lantau để đưa hành khách đến bức tượng Phật vĩ đại nay cũng nằm bất động trong sự cô đơn.
Những đám đông thường xô đẩy nhau trong phố cổ Hội An, miền trung Việt Nam cũng đã biến mất.

Một phóng viên Thái lan tường thuật ngay trước khu chùa Phật ngọc ở Bangkok (The Emerald. Buddha), cô nói nơi này luôn tấp nập du khách mà giờ vắng hoe vì dịch cúm corona Vũ Hán

Và tại Siêm Riệp, nơi có những tàn tích cổ xưa của Angkor Wat ở Campuchia, những khách sạn vốn thường xuyên quá tải thì đã không có khách đặt phòng mới trong ba tuần nay.

Theo Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới, dịch coronavirus đang gây thiệt hại cho du lịch toàn cầu, trong khi ngành này đã đóng góp 8,8 nghìn tỷ USD cho nền kinh tế thế giới vào năm 2018.

Khách sạn trống không, bãi biển vắng tanh, hủy tour hàng loạt. Đó là bức tranh toàn cảnh ngành công nghiệp không khói nói chung ở châu Á trong suốt gần hai tháng qua.

Riêng Đông Nam Á, khu vực có nền kinh tế trông chờ nhiều vào du lịch, đang phải trả giá đắt cho trận dịch virus corona bùng phát từ Vũ Hán, Trung Quốc.
Một số nhà kinh tế cho rằng nạn dịch có thể là trở ngại lớn nhất đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu kể từ cuộc khủng hoảng tài chính, chỉ riêng các hãng hàng không dự kiến sẽ mất khoảng 29 tỷ USD doanh thu trong năm nay.
Các quốc gia châu Á gần Trung Quốc nhất, nơi tiếp đón hàng triệu lượt khách quốc tế và hưởng lợi từ mức chi tiêu du lịch quốc tế hàng đầu thế giới, đang cảm thấy gánh nặng của cuộc khủng hoảng, với những hậu quả đang lan rộng.
Theo một phân tích của Animesh Kumar, giám đốc du lịch của GlobalData, một công ty nghiên cứu và tư vấn có trụ sở tại London, các quốc gia phụ thuộc nhiều vào du lịch Trung Quốc, bao gồm Việt Nam, Thái Lan, Campuchia, Malaysia và Singapore, mỗi nước sẽ mất ít nhất 3 tỷ USD doanh thu liên quan đến du lịch.

Trong những năm gần đây, các quốc gia ở Đông Nam Á đã đầu tư rất nhiều vào các khu nghỉ dưỡng và sòng bạc để thu hút lượng khách du lịch Trung Quốc khổng lồ.

Tàu điện ngầm ở Bắc Kinh gần như hoang vắng

Và hiện nay, các hãng hàng không, khách sạn và công ty lữ hành đang phải chứng kiến sự hủy bỏ dịch vụ và suy giảm lượng đặt phòng nhanh chóng, chủ yếu từ khách Trung Quốc đại lục và cũng từ các du khách phương Tây do mối lo sợ về sự lây lan của virus trong khu vực.
Một báo cáo tuần trước từ Hopper, ứng dụng đặt vé máy bay và khách sạn, cho thấy sự suy giảm tìm kiếm của người Mỹ trong vài tuần qua cho các chuyến bay đến các nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc.
Phân tích của nó về hàng tỷ báo giá vé máy bay từ khắp nơi trên internet cho thấy nhu cầu giảm khoảng 20% đối với Malaysia, Singapore và Việt Nam.
Công ty cho biết họ đã nhìn thấy một sự thay đổi ở người Mỹ, họ đang tìm kiếm các địa điểm trong nước thay vì du lịch ở nước ngoài.
AFP ghi nhận một bầu không khí ảm đạm trong khu bãi biển Pattaya, một trong những địa chỉ được du khách Trung Quốc ưa chọn nhất ở Thái Lan : Phía trước mặt biển, trước kia vốn là nơi nhộn nhịp, giờ vãn sạch khách, những con tàu chở khách du lịch nằm chết trên bến và các lều quán của khu chợ nổi thật ảm đạm.

Trong khu trại voi Chang Siam Park, một điểm hút khách du lịch chủ đạo của thành phố, Ma Mya, người bán đồ lưu niệm cho biết thu nhập của bà bị giảm một nửa. « Nếu tình hình này tiếp tục kéo dài, tôi sẽ phải trở về quê », người phụ nữ dân tộc Kayan, trên cổ đeo sợi dây chuyền vàng, thở dài ngao ngán.

Bắc Kinh lúc 9h sáng ở một khu phố tấp nập trước đây giờ không thấy bóng người

Công viên này trước đây mỗi ngày vẫn đón từ 1500 đến 2000 khách thăm, « giờ chỉ còn không quá 200 khách. Tôi đã bị lỗ mất hai triệu bath (trên 60 nghìn đô la) », Nantakorn Phatnamrob, ông chủ của khu trại voi nói với AFP.
Tại Cam Bốt, khu đền nổi tiếng Angkor cũng không còn thu nhập như trước. Tiền vé tham quan đã bị sụt giảm 30 đến 40%, theo số liệu của bộ Du Lịch Cam Bốt.
Hoàn cảnh tương tự với ngành du lịch Việt Nam : 13 nghìn đăng ký đặt phòng khách sạn tại Hà Nội bị hủy. Lượng khách đến vịnh Hạ Long, báu vật của du lịch Việt Nam, đã giảm hơn 60%.
Để chứng tỏ đã rút ra bài học từ đợt dịch SARS năm 2002-2003, chính quyền Trung Quốc đã có các biện pháp nghiêm ngặt nhất chống dịch virus corona chủng mới, đến giờ đã làm trên 1700 người chết và hơn 70 nghìn người bị nhiễm bệnh.
Bắc Kinh đã cô lập từ cuối tháng Giêng 56 triệu dân ổ dịch trong tỉnh Hồ Bắc đồng thời cấm toàn bộ tổ chức các tour du lịch ra nước ngoài.

Hệ quả của quyết định hạn chế người Trung Quốc đi lại thấy ngay tại Thái Lan, nơi mà năm ngoái đón hơn 10 triệu khách Trung Quốc (chiếm 27% du khách nước ngoài). Từ đầu tháng Hai, lượng du khách Trung Quốc đến Thái Lan đã giảm 86%, theo bộ trưởng Du Lịch, Phiphat Ratchakitprakarn.

Phố Tây Bùi viện TpHCM trước đây khách tấp nập đi lại ăn uống nhún nhảy thâu đêm suốt sáng, trở nên vắng vẻ hàng quán trống không ế khách

Còn ở Việt Nam, du khách Trung Quốc gần như vắng bóng hoàn toàn, giảm từ 90% đến 100% tùy theo từng khu vực.
Cho dù dịch virus corona chủ yếu hoành hành tại Hoa lục và số người nhiễm virus ở Đông Nam Á vẫn còn là thấp nhưng hậu quả kinh tế sẽ rất nặng nếu không muốn nói là tai họa vì tăng trưởng của các nước này lệ thuộc nhiều vào du lịch.
Thái Lan, du lịch chiếm tỷ trọng 20% GDP, tổn thất kinh tế liên quan đến đợt dịch này năm nay sẽ phải lên tới gần 7,4 tỷ euro (1,5 GDP), theo tính toán của Don Nakornthab, quan chức cao cấp Ngân hàng Trung ương Thái Lan.
Về phần mình, Việt Nam ước tính sẽ mất khoảng 5,4 đến 7,1 tỷ euros, ngay trong ba tháng tới.
Ý thức được nguy cơ, Thái Lan và Cam Bốt không từ chối khách Trung Quốc mà chỉ chủ trương tăng cường kiểm soát ở sân bay và các cửa khẩu biên giới. Thái Lan thậm chí còn cho du khách Trung Quốc miễn visa.

Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu hệ lụy kinh tế còn kéo dài sang năm 2021 như lo ngại của một số chuyên gia trong lĩnh vực du lịch ?

Còn thủ tướng Cam Bốt, Hun Sen thì lên án cái mà ông gọi là « căn bệnh sợ hãi ». Ông Hun Sen làm tất cả để sao khỏi mếch lòng Bắc Kinh và để nhất là kéo người Trung Quốc trở lại với vương quốc chùa tháp
Chính quyền Việt Nam thì tỏ ra thận trọng phòng chống hơn, đã nhanh chóng cho ngừng các chuyến bay đi và đến Trung Hoa đại lục. Các chuyến tàu hỏa chở khách liên vận cũng đã bị dừng hoạt động.
Còn Lào thì đã đóng cửa biên giới đường bộ với Trung Quốc và cũng đã cho hủy một số chuyến bay hàng ngày qua lại Trung Quốc. Một bà bán hàng nước trái cây tại thành phố cổ Luang Prabang nói :« Từ khi chúng tôi không thấy người Trung Quốc nữa, tình hình có vẻ ngày càng tồi tệ ».

Nhiều vănphòng du lịch và khách sạn trong vùng đã hạ giá, cho phép khách thay đổi miễn phí thời gian lưu trú nhằm giảm tình trạng hủy đặt chuyến hoặc phòng.

Còn tại Trung Quốc, nhìn từ phía bên kia của xã hội, coronavirus đã tác động tiêu cực lên những thành phần yếu thế – đặc biệt là lực lượng lao động nông thôn di cư lên thành phố làm việc.

Ở Trung Quốc có khoảng 300 triệu người lao động di cư đã sống bên lề xã hội từ lâu, đảm nhận công việc nặng nhọc với mức lương ít ỏi và hầu như không được tiếp cận với chăm sóc y tế và giáo dục công cộng.
Những người lao động này đang bị chặn khỏi các thành phố, bị đuổi khỏi các căn hộ cho thuê và bị các công ty từ chối quay lại làm việc vì chính quyền áp đặt các biện pháp kiểm soát chặt chẽ để ngăn chặn sự lây lan của virus.
Trên thực tế, các doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau: sản xuất, xây dựng, vận chuyển… đã yêu cầu nhân viên của họ ở nhà và hầu hết là không được nhận lương.
Có thể nói, dịch bệnh làm tăng thêm sự tổn thương cho những thành phần yếu thế. Cô đơn, tuyệt vọng, đau khổ là những gì họ cảm nhận ngay lúc này trên đất nước của họ như một bài thơ được đăng trên các phương tiện truyền thông nhận được sự đồng cảm của rất nhiều người:
Bạn gặm nhấm sự cô đơn
nhưng bạn vẫn bị phân biệt đối xử.
Phòng Lao động, giờ im lặng.
Và tôi: một mình ở Thâm Quyến
.”

Thảo Nguyên từ Đà Nẵng – Thoibao.de (Tổng hợp)

Kasse animation 7.8.2023