Thủ tướng “ăn mày” thành công. Bao nhiêu năm vẫn chưa thoát kiếp “ôm bát ngửa tay”!

Vốn ODA là loại hình thức vay “trá hình”, đây là hình thức các nước giàu cho các nước nghèo vay để xây dựng cơ sở hạ tầng. Đây được gọi là khoản vay “ưu đãi” với lãi suất 0% và có khi còn trích một phần trong đấy để “viện trợ không hoàn lại”. Tuy nhiên, hầu hết các nước khá giả đều né tránh loại hình vay này, lý do tại sao?

Nguyên nhân là khi nước giàu cho vay, họ thường bắt nước nghèo ký thỏa thuận ràng buộc. Có rất nhiều cách ràng buộc. Ví dụ như, khi Nhật cho vay ODA, thì bắt buộc phía Việt Nam phải chọn nhà thầu Nhật. Mà nhà thầu Nhật thì bỏ giá cao, như vậy là, tiền lãi suất của khoản vay được lấy lại dưới dạng tiền lời của nhà thầu.

Bao nhiêu năm vẫn chưa thoát bẫy ODA

Có khi trong thỏa thuận vay có ràng buộc phải tiêu thụ những công nghệ lỗi thời, hoặc đòi hỏi nhượng bộ chính trị nào đấy. Nói chung là đủ thứ điều kiện ràng buộc mà nếu quy đổi, nó còn đắt hơn lãi suất vay thương mại. Đó là những gì ẩn đằng sau khoản vay ODA.

Những nước giàu họ thường chọn gói vay thương mại chứ không ai muốn vay ODA với đủ thứ ràng buộc đầy bất lợi. Vay thương mại thì chính quyền có thể tự chủ hơn trong vấn đề đầu tư, còn vay ODA là phải gắn với dự án. Mà dự án đó, bên cho vay sẽ thực hiện. Ví dụ, Chính phủ Nhật cho vay ODA, thì phía Nhật sẽ giải ngân khi thanh toán cho nhà thầu Nhật. Nghĩa là, tiền từ Chính phủ Nhật sẽ chảy vào tay nhà thầu Nhật mà thôi.

Giai đoạn khủng hoảng tài chính Châu Á 1997, Hàn Quốc vay của Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF gói 58,4 tỷ đô la để phục hồi kinh tế. Sau 3 năm, nền kinh tế Hàn Quốc phục hồi và dư sức trả nợ. Khoản vay thương mại linh hoạt hơn vay ODA rất nhiều, tuy nhiên để vay thương mại không dễ. Những nước được xếp mức tín nhiệm cao trong thang xếp hạng của S&P, Moody’s hay Fitch mới dễ dàng vay thương mại. Việt Nam là nước có mức tín nhiệm thấp nên rất khó vay được khoản vay lớn, vì vậy phải đi sang các nước giàu thăm thú và năn nỉ các nước giàu cho vay ODA đầu tư.

Bao nhiêu năm vẫn vay ODA

Được biết, trong chuyến đi công tác của ông Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng, và làm việc tại Nhật Bản vào tháng 5 vừa qua, ông Chính đã “câu” được gói vay ODA 61 tỷ Yen. Và khoản vay này đã nhanh chóng được ký kết.

Mỗi lần lãnh đạo trong nhóm tứ trụ đi thăm và mang về cho Việt Nam khoản vay ODA, thì báo chí trong nước ca ngợi đấy là chuyến đi “thành công”. Rất đúng, đi ăn mày mà được người ta cho tiền, thì hiển nhiên đấy là chuyến ăn mày thành công. Tuy nhiên, hãy nhìn xa hơn thì sẽ thấy, tại sao thiên hạ không đi ăn mày mà chúng ta phải ăn mày, thì điều đó phải xem lại. Tại sao sau mở cửa đã 37 năm, mà đất nước vẫn cứ vác hũ đi ăn mày tứ xứ vậy? Sao hô hào “dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ và văn minh” mà làm mãi không xong là sao?

Không phải được vay vốn ODA là vinh dự. Ở một khía cạnh nào đó, nó cho biết, Việt Nam vẫn chưa thoát kiếp “ăn mày” dù cho bao nhiêu năm qua vẫn hô hào, vẫn thống kê ra những con số “phát triển thần kỳ”.

Thần kỳ đâu không thấy, chỉ thấy xã hội thiếu ăn, tệ nạn tràn ngập, con người bẫy nhau mà sống vv… Người ta nói, phú quý sinh lễ nghĩa, bần cùng sinh đạo tặc. Nhìn xã hội Việt Nam thì biết, đạo tặc khắp nơi, thì đấy là dấu hiệu của một xã hội bị bần cùng hóa.

Không phải ông Thủ tướng Phạm Minh Chính mới đi “ăn mày”, mà các đời thủ tướng trước đây cũng thế. Cũng cứ đi hết nước này đến nước khác, “đưa bát ngửa tay” với họ. Là người Việt Nam, thấy lãnh đạo cứ đi “ăn mày” tứ xứ, đừng cảm thông cho họ, mà phải hiểu, chính họ làm nghèo đất nước, thì đất nước mới ra nông nỗi như ngày hôm nay, đấy là nỗi nhục. Nỗi nhục ấy chính do Đảng Cộng sản gây ra.

Thu Phương – Thoibao.de (Tổng hợp)

Link tham khảo:

https://web.facebook.com/thongtinchinhphu/posts/pfbid0MZKNzcDcuit1sAWQUHGaToejdY1iwDo7obNQKfWWaSsamG7TBXs8H9S8B9orF7D9l?_rdc=1&_rdr

 

Kasse animation 7.8.2023