Những dấu hiệu đáng “ngại” của Tổng Bí thư Tô Lâm trong việc thâu tóm quyền lực

Giới phân tích nhận định, Tổng Bí thư – Chủ tịch nước Tô Lâm bị đánh giá là có bề dày hồ sơ, về kinh nghiệm và chuẩn mực lãnh đạo, là khá khiêm tốn. Thời gian ông Tô Lâm ngồi ghế “Tứ trụ” chỉ tính bằng tháng. Trong khi đó, các Tổng Bí thư gần đây đều đã làm ít nhất một nhiệm kỳ 5 năm, trong vai trò “Tứ trụ”.

Những đánh giá như vậy sẽ là những tín hiệu đáng “ngại”, đối với việc Tổng Bí thư Tô Lâm nỗ lực củng cố quyền lực, để kiểm soát nội bộ Đảng.

Cách đây chưa lâu, trước chuyến thăm Bắc Kinh, truyền thông quốc tế đã tiết lộ, có khả năng cao, ông Tô Lâm chỉ giữ duy nhất 1 chức vụ Tổng Bí thư. Đồng thời cho biết, việc bầu lại Chủ tịch nước sẽ diễn ra tại kỳ họp thường niên của Quốc hội, trong tháng 10/2024.

Ngoài ra, một số đánh giá cho rằng, Tổng Bí thư Tô Lâm không được lòng Bắc Kinh. Giới quan sát cho biết, trong chuyến thăm Bắc Kinh vừa qua, khoảng 2 tiếng trước cuộc gặp giữa ông Tô Lâm và ông Tập Cận Bình, Bắc Kinh đã cho tàu hải cảnh húc thủng tàu của Philippines tại vùng biển có tranh chấp. Đây là việc làm được cho là “dằn mặt” ông Tô Lâm. Vì ông đã yêu cầu Bộ Ngoại giao Việt Nam nộp đệ trình lên Liên Hiệp Quốc, đưa vấn đề ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý, ở khu vực Biển Đông.

Liệu có phải có sự liên kết “ngầm” giữa các thế lực trong nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam, với mục đích cản bước ông Tô Lâm tiến tới nhất thể hóa 2 chức danh, để trở thành Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước, nắm quyền lực tuyệt đối trong Đảng?

Một lý do nữa khiến giới lãnh đạo cấp cao hết sức bất bình, là việc Tổng Bí thư Tô Lâm bằng mọi cách, đưa những người thân tín vào các vị trí có ảnh hưởng, và sử dụng bộ máy công an để loại bỏ các đối thủ của mình.

Ông Tô Lâm có những mối lo ngại đối với phe Nghệ An và Hà Tĩnh, nhưng những lo ngại này, đến nay đã giảm bớt đáng kể. Song, lực lượng quân đội vẫn còn là một thế lực chính trị quan trọng bậc nhất, thì ông Tô Lâm không có mấy ảnh hưởng, dù rằng Tổng Bí thư là Bí thư Quân ủy Trung ương – cơ quan lãnh đạo cao nhất của quân đội.

Theo một số ý kiến, ông Tô Lâm muốn đảm bảo chắc chắn rằng, phe quân đội với 26 uỷ viên Trung ương, sẽ không cản trở ông tại Đại hội 14. Do đó, việc bổ sung thêm những người gốc Hưng Yên, như Thứ trưởng Hoàng Xuân Chiến, hay Trung tướng Nguyễn Hồng Thái, là điều cần thiết.

Một bộ phận chiếm số đông trong giới chức lãnh đạo cấp cao, đã phản ứng trước những gì dư luận đã cáo buộc, rằng:

“Đại tướng Tô Lâm lên nắm quyền đứng đầu Đảng và Nhà nước Việt Nam, với cách thức tương tự như một cuộc đảo chính. Sự kiện này đã đánh dấu sự kết thúc, và sự ra đời của một giai đoạn mới.”

Chưa kể, nội bộ lãnh đạo cấp cao của Đảng đang chia rẽ trầm trọng, trong đó, phe thân “Tàu” chiếm đa số. Chỉ cần Bắc Kinh bật đèn xanh, lập tức, sẽ có chính biến, và Trung Quốc chỉ chờ một cơ hội như vậy, để khống chế Việt Nam chặt chẽ hơn.

Lâu nay vẫn có tin đồn, Đại tướng Lương Cường – Thường trực Ban Bí thư, sẽ đảm nhiệm chức Chủ tịch nước, để đảm bảo mô hình “Tứ trụ”. Tuy nhiên, tại Hội nghị Trung ương bất thường ngày 3/8, Tổng Bí thư Tô Lâm đã bất ngờ lại giữ lại được chức Chủ tịch nước.

Đây được cho chỉ là phương án tạm thời, để ông Tô Lâm có thể đóng cả 2 vai, trong chuyến đi tới Trung Quốc và Hoa Kỳ. Khi kết thúc chuyến công du nước ngoài, đến tháng 10/2024, tại kỳ họp thường niên của Quốc hội, ông sẽ phải giao lại chức Chủ tịch nước cho Đại tướng Lương Cường.

Xin nhắc lại, trước khi nhậm chức Chủ tịch nước, Tô Lâm muốn giữ cả chức Bộ trưởng Bộ Công an, nhưng đã gặp phải sự phản đối từ Ban Chấp hành Trung ương và Quốc hội, buộc ông Tô Lâm phải thoái lui.

 

Trà My – Thoibao.de