Link Video: https://youtu.be/FvdgBW-AgOc
Ngày 4/4, trang Eco-Business có bài viết với tựa đề tạm dịch là “Việt Nam, ngọn hải đăng khu vực về năng lượng tái tạo, đang nhường ánh hào quang cho các nước láng giềng”.
Theo đó, bài viết cho biết, các tổ chức vận động và các nhà đầu tư vào điện gió, điện mặt trời, đã gửi một bản kiến nghị tới Chính phủ của Thủ tướng Phạm Minh Chính, hối thúc việc triển khai kế hoạch “Quy hoạch phát triển điện lực 8”, gọi tắt là PDP8. Kế hoạch này đã bị trì hoãn trong hai năm vừa qua, bởi những động thái chính trị nội bộ gần đây của bộ máy cầm quyền ở Việt Nam bị cho là đã gây ra tình trạng đình trệ trong việc thực hiện các cam kết quan trọng về năng lượng tái tạo, và PDP8 trở thành nạn nhân.
Trang Eco-Business nhấn mạnh rằng, đấu đá chính trị nội bộ gần đây do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng, mà họ gọi là “rối loạn nội bộ” là lý do khiến các dự án năng lượng mới không thể nhúc nhích. Rộng hơn, vấn đề nội bộ của Chính phủ là rào cản, ngăn sự tiến triển của chính sách trên toàn nền kinh tế.
BBC Tiếng Việt ngày 5/4, khi bình luận về nền kinh tế Việt Nam, cho rằng, hiện tượng chậm hoặc ngừng giải ngân đầu tư, ký hợp đồng nhập khẩu thiết bị, dược phẩm v.v… trong thời gian qua ở Việt Nam, vì “sự lo sợ trách nhiệm” liên quan đến làn sóng bắt bớ, điều tra chống tham nhũng.
BBC dẫn các ý kiến đánh giá từ Việt Nam cho biết, dù các cuộc điều tra này là cần thiết, nhưng không khí sợ hãi bao trùm và việc thiếu một hành lang pháp lý chuẩn mực, sạch sẽ, đang khiến khá nhiều lĩnh vực kinh doanh và đầu tư công ở VN “tạm ngưng hoạt động, chờ thời“.
Từ đầu năm 2022, BBC đã đăng nhiều bài về chủ đề “chậm bước tiến” của Chính phủ Việt Nam trong các dự án chuyển đổi cơ cấu ngành năng lượng, từ điện than sang điện gió và điện mặt trời. BBC dẫn ý kiến của các chuyên gia nước ngoài cho rằng, thông tin liên quan đến khoản tiền 15,5 tỷ USD viện trợ quốc tế cho Việt Nam trong lĩnh vực biến đổi năng lượng, rất mù mờ. Và ngay cả chính phủ Việt Nam cũng không rõ về các khoản này.
Eco-Business trích lời ông Liming Qiao, Chủ tịch bộ phận châu Á của Tập đoàn Global Wind Energy Council, đánh giá việc thiếu cập nhật các thông tin về chính sách giá, tạo ra tình trạng “treo lơ lửng” với các dự án điện gió ở Việt Nam.
Từ tháng 2/2023, BBC đã đăng một bài của doanh nhân Michael Nguyen từ Singapore, cho rằng:
“Trong một thời gian dài từ đầu tháng 11/2021 đến đầu tháng 1/2023, nhiều nhà máy điện đã xây dựng xong, nhưng chưa có giá bán điện mới để hòa mạng, chưa được đấu nối, gây bức xúc cho nhà đầu tư và lãng phí cho nền kinh tế… gồm 62 nhà máy điện gió với tổng công suất gần 3500MW và 16 nhà máy điện mặt trời với tổng công suất 252MW.”
Mặt khác, dù Việt Nam có năng lực tạo ra 70% năng lượng tái tạo của Đông Nam Á, nhưng vị thế đang bị hạ dần, nhường chỗ cho Philippines và Thái Lan vốn đang đẩy nhanh hơn các dự án năng lượng xanh, sạch của họ, Eco-Business cho hay.
Những bài phân tích khác trên BBC chỉ ra rằng, dù cam kết tăng sản lượng điện từ các nguồn tái tạo, nhưng Chính phủ Việt Nam vẫn “nghiện điện than” và tiếp tục cho xây các nhà máy nhiệt điện chạy than.
Việt Nam vẫn luôn đi ngược xu hướng thế giới. Khi thế giới phá bỏ những đập thủy điện, thay điện than bằng năng lượng tái tạo sạch để bảo vệ môi trường, thì Việt Nam vẫn duy trì và phát triển thủy điện, điện than. Cho dù thủy điện đã tàn phá những vùng đồng bằng hạ lưu, biến những đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long màu mỡ thành những vùng khô cằn và đang trong quá trình sa mạc hóa; cho dù điện than xả thải ra môi trường gây ô nhiễm, khiến những khu vực xung quanh các nhà máy bị tàn phá nặng nề; nhưng giới lãnh đạo Việt Nam vẫn thích và vẫn cho phép thủy điện, điện than phát triển. Phải chăng làm thủy điện, điện than “có màu” hơn?
Xuân Hưng – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Chủ tịch V.V Thưởng bị “hoang tưởng” hay trí tuệ chưa đủ lớn?
>>> “Chị đại” điều gái cho cựu Giám đốc Công an Quảng Trị giờ dùng Hội An “trấn lột” khách
>>> Miếng ăn triệu đô của các tướng Công an, Bộ Công an thời ông Tô thối nát tột cùng
Trung Quốc tự giăng bẫy và tự rơi vào bẫy